Siêu quậy Teppi – Truyện tranh kinh điển của tuổi thơ

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 16/03/2014 0:00 AM

Chúng ta hãy cùng đến với 1 bộ truyện tranh mà đã mang lại 1 tuổi thơ vô cùng dữ dội cho đa số độc giả Việt Nam – Siêu quậy Teppi.

20 năm trước, khi truyện tranh Nhật Bản mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam thì đây cũng là thời hoàng kim nhất của loại hình giải trí mới này. Cũng chính vì lý do đó mà tất cả những cái tên xuất hiện lúc đó đều được độc giả đón chào 1 cách vô cùng nhiệt liệt và được coi như biểu tượng của nền móng truyện tranh nước nhà, ví dụ như Doraemon, Bác sỹ quái dị,… và không thể không kể tới Siêu quậy Teppi.

Siêu quậy Teppi – Truyện tranh kinh điển của tuổi thơ 1

Ore wa Teppei được biết đến với tên tiếng Việt là Siêu quậy Téppi, là loạt manga do Chiba Tetsuya sáng tác và đăng trên tạp chí Weekly Shonen Magazine của Kodansha từ năm 1973. Sau đó các chương được tập hợp và in thành 31 tankōbon. Home-sha đã tái phát hành loạt manga thành 21 tập và sau đó đã phát hành lại thành 12 tập. Loạt manga đã nhận Giải thưởng văn hóa Kodansha vào năm 1976.

Nippon Animation đã chuyển thể manga thành anime với tên Teppei, dài 28 tập và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 12 tháng 9, 1977 đến 27 tháng 3, 1978 trên kênh Fuji TV. Anime cũng được chiếu ở Ý trên kênh Euro TV, do Oceania Film sản xuất và lồng tiếng.

1.Thông tin

Siêu quậy Teppi – Truyện tranh kinh điển của tuổi thơ 2

Tên truyện: Siêu quậy Teppi
Tác giả: Chiba Tetsuya 
Năm phát hành: 1973
Thể loại: Sport, Comedy, Action
Tình trạng hiện nay: Hoàn thành

2.Nội dung

Siêu quậy Teppi là một bộ truyện tranh huyền thoại và là đại diện cho thế hệ truyện tranh thời kì cũ tại Nhật Bản những năm 80, 90 của thế kỉ trước. Nội dung truyện xoay quanh Teppei, một cậu bé theo cha lên núi tìm kho báu và sống suốt thời thơ ấu trong thiên nhiên hoang dã. Cuộc sống của hai cha con vô cùng cực khổ với việc phải liên tục đi săn và tìm kiếm thức ăn hằng ngày.

Siêu quậy Teppi – Truyện tranh kinh điển của tuổi thơ 3

Chính vì sống xa cách khỏi xã hội loài người từ nhỏ nên khi trở về thành phố, cậu nhóc có tính cách hơi lập dị và gây rắc rối thường xuyên từ khi nhập học do quen với cuộc sống tự do. Tuy nhiên, cũng bởi vì sống trong nơi hoang dã từ nhỏ nên Teppei có khả năng hơn hẳn người bình thường về thể chất lẫn sự nhạy bén, những yếu tố vô cùng cần thiết trong thể thao. Sau đó cậu ta chú ý đến môn kendo và bắt đầu luyện tập thường xuyên để trở thành kiếm thủ giỏi nhất.

3.Đánh giá

Chỉ cần là 1 độc giả manga chứ chưa cần gạo cội hay thứ thiệt gì cả thì chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với những tác phẩm khai thác chủ đề thể thao. Chúng ta có thể kể ra 1 số cái tên như Itto, Eyeshield, Hikaru No Go,… xoay quanh đủ mọi môn thể thao như golf, bóng đá, bóng chuyền, bóng bầu dục và cả cờ vây,… 

Siêu quậy Teppi – Truyện tranh kinh điển của tuổi thơ 4

Có thể dễ dàng nhận ra đây chủ yếu là những môn đã quá phổ biến không chỉ tại 1 vùng hay 1 quốc gia mà là trên toàn thế giới. Tuy nhiêu nếu nhắc đến bộ môn Kendo – kiếm đạo, vốn là 1 nét văn hóa của riêng Nhật Bản thì những bộ manga nói về nó thực sự rất hiểm, Siêu quậy Teppi là 1 trong số đó.

Siêu quậy Teppi – Truyện tranh kinh điển của tuổi thơ 5

Trên lý thuyết thì là như vậy nhưng chúng ta phải thực sự khâm phục khả năng “giấu chủ đề” của tác giả Chiba Tetsuya.Nếu theo dõi 1 đến 2 tập thì chưa chắc bạn đã thấy bóng dáng của bộ môn thể thao Kendo chứ đừng nói gì là 1 hay 2 chap đầu. Tất cả những gì bạn thấy chỉ là hình ảnh của cậu bé Teppi ngỗ ngược cũng ông bố siêu “bựa”, siêu “thực dụng”, dường như yêu tiền hơn đứa con của mình. Có thể nói việc “đi đường vòng” này của tác giả đã góp 1 phần khá lớn trong thành công của bộ truyện bởi với 1 bộ môn mà chỉ phổ biến ở Nhật Bản như Kendo thì cần 1 cách tiếp cận phù hợp.