Phóng sự: Phố truyện tranh cũ thành nơi ... "chăn rau"

PV  - Theo PLXH / PLXH | 24/12/2013 0:00 AM

Cùng tìm hiểu về sự thay đổi của một con phố vốn được coi là thiên đường của những người đam mê truyện tranh ở Hà Nội.

Nhắc đến việc mua bán trao đổi sách và truyện cũ tại Hà Nội, người ta lại nhớ đến một con đường vô cùng nổi tiếng, đó chính là đường Láng. Con đường này chạy dài khoảng 4km, dọc theo sông Tô Lịch, kéo dài từ Ngã Tư Sở cho đến Ngã Tư Cầu Giấy và vốn được biết đến từ xưa với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là mua bán sách cũ. Thế nhưng, trong một vài năm gần đây, hoạt động mua bán trao đổi sách cũ tại các cửa hàng ở đây có phần chậm lại do những đổi thay hàng ngày của tuyến phố này.

Phóng sự: Phố truyện tranh cũ thành nơi ... "chăn rau" 1

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những sự đổi thay của đường Láng, một con đường vốn vô cùng nổi tiếng trong hoạt động mua

1, Đường Láng, phố sách truyện cũ

Trong lòng rất nhiều người dân của Thủ Đô Hà Nội, nhất là đối với giới học sinh sinh viên, đường Láng từ lâu đã trở thành một địa chỉ quen thuộc để tìm kiếm, mua bán và trao đổi các loại sách, truyện tranh cũ. Với nhiều tín đồ đam mê sưu tập truyện tranh, đây còn là một địa điểm quen thuộc giúp họ có thể tìm và sưu tập đủ bộ truyện tranh yêu thích của mình. Thế nhưng, trong một vài năm gần đây, những hoạt động mua bán sách truyện cũ ở đây dường như trở nên chậm hơn so với trước kia rất nhiều.

Phóng sự: Phố truyện tranh cũ thành nơi ... "chăn rau" 2

Để tìm hiểu về vấn đề này, nhóm phóng viên của GameK đã có buổi nói chuyện riêng với anh Kết, chủ của cửa hàng sách Vì Dân nằm tại số 844 đường Láng. Qua tiếp xúc, anh Kết cho biết rằng, hiện nay việc kinh doanh sách truyện cũ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi các trang web cung cấp tài liệu, truyện tranh miễn phí trên mạng Internet. Thêm vào đó, xu thế thay đổi khiến giá sách tăng cao cùng việc người dân trở nên chuộng sách mới hơn là tìm mua các bộ sách cũ cũng làm cho việc kinh doanh ở đây bị cản trở.

Phóng sự: Phố truyện tranh cũ thành nơi ... "chăn rau" 3

Cũng theo anh Kết, có khá nhiều người anh quen biết hoạt động trong lĩnh vực mua bán sách truyện cũ này trên đường Láng đã không thể bám trụ lại và buộc phải đổi nghề. Bản thân anh cũng đã phải thay đổi phương thức hoạt động khá nhiều, mở rộng kinh doanh trên mạng Internet thì mới có thể tồn tại và phát triển được cho đến bây giờ. Tuy nhiên, ngoài sự cạnh tranh của các nguồn truyện tranh, sách báo trên mạng Internet ra, còn có những nguyên nhân khác, xuất phát từ sự đổi thay của con đường khiến cho loại hình kinh doanh sách, truyện tranh cũ ở đây bị đi xuống.

2, "Chăn rau", loại hình kinh doanh mới.

Để tìm hiểu các loại hình kinh doanh mới đang dần thay thế các cửa hàng sách cũ, tôi đã dành cả một buổi chiều, chầu chực bên quán trà đá vỉa hè trên đường Láng và mục kích những cách kinh doanh của một số loại hình dịch vụ "đặc biệt" này. Từ xa, tôi bỗng thấy một chiếc xe máy chạy ngược chiều phóng như bay. Tài xế là một thanh niên trông còn khá trẻ không hề đội mũ bảo hiểm và "kẹp" đằng sau đến 3 cô gái phấn son "kín mít" cả khuôn mặt.

Phóng sự: Phố truyện tranh cũ thành nơi ... "chăn rau" 4

Tìm hiểu ra mới biết, những cô gái cùng anh chàng "xe ôm" này đang tham gia vào một loại hình "dịch vụ" vô cùng đặc biệt được dân trong nghề gọi là "chăn rau". Thế nhưng tại sao loại hình kinh doanh đặc biệt này lại trở nên nổi trội ở đây thì vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời đáp. Nhiều người đã đưa ra lời giải thích rằng bởi sông Tô Lịch ngày càng ô nhiễm, do đó chướng khí tại đường Láng ngày càng tích tụ nhiều khiến cho những chàng trai khỏe mạnh đi ngang qua đây rất hay bị ... "mệt".

Phóng sự: Phố truyện tranh cũ thành nơi ... "chăn rau" 5

Tất nhiên, bị "mệt" thì phải tìm chỗ nghỉ chân nên ở đây những dịch vụ như nhà nghỉ, quán gội đầu thư giãn, tẩm quất rất đông khách. Thêm vào đó, từ khi con đường Trần Duy Hưng được khai mở, dường như "chướng khí" không hề bị tiêu bớt mà còn có phần tăng lên dữ dội hơn so với trước khiến số nam thanh niên đi qua đây bỗng nhiên bị ... "mệt" trở nên ngày càng nhiều và khiến dịch vụ nhà nghỉ tại đây trở nên đông khách hơn hẳn.

Phóng sự: Phố truyện tranh cũ thành nơi ... "chăn rau" 6

Những thanh niên này do quá ... "mệt", nên đành chọn một nhà nghỉ nào đó, gọi một cú điện thoại và thế là chỉ sau vài phút sẽ có một cô gái phấn son đầy đủ bỗng cảm thấy ... "mệt" theo mà được chở đến nhà nghỉ. Như thế, hai con người cùng "mệt" góp tiền để thuê phòng nghỉ, quá trình như vậy được "giới chuyên môn" gọi là "chăn rau". Tuy nhiên, dù đang phát triển nở rộ, nhưng loại hình kinh doanh "đặc biệt" này dường như vẫn chưa thể so sánh với một loại hình kinh doanh khác, có phần bành trướng hơn trên con đường này.

3, Cầm đồ, cầm đồ "everywhere"

Loại hình kinh doanh tiếp theo được cho là đang ngày càng phát triển, mở rộng và thay thế dần các cửa hàng sách truyện cũ trên con đường Láng chính là dịch vụ Cầm đồ. Khi đi từ đầu đến cuối con phố này, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp rất nhiều các cửa hàng cầm đồ nằm san sát nhau tựa như các phường thị xưa kia. Tại đây, vào những thời điểm được coi là "mùa làm ăn", người đến cầm đồ, mua đồ lui tới vô cùng tấp nập tạo nên khung cảnh nhộn nhịp khác hẳn với con đường Láng chuyên bán sách truyện cũ một thời.

Phóng sự: Phố truyện tranh cũ thành nơi ... "chăn rau" 7

Một số người còn cho rằng, có lẽ đường Láng hiện nay có lẽ chỉ xếp sau Đặng Dung, con phố cầm đồ có lịch sử lâu đời tại Hà NộiTuy nhiên, do chịu một số ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, công việc kinh doanh của những cửa hàng cầm đồ này cũng có phần giảm sút hơn trước chứ không được thịnh vượng hoàn toàn như trước đây nữa.

4, Tạm kết

Đi tới đi lui trên đường Láng để thực hiện bài phóng sự, tôi bỗng thấy trong lòng dâng lên một cảm giác buồn khó tả. Buồn vì Hà Nội giờ đây đã thay đổi quá nhiều, buồn vì thực sự tôi không hề thích những thứ mới, những thứ đã thay thế cho các giá trị cũ của Hà Nội xưa. Nhưng làm sao được khi cuộc sống vốn là thế, luôn thay đổi từng ngày chứ không bao giờ đứng yên theo cách mà chúng ta muốn.