Những điều có thể bạn chưa biết về bộ giáp của siêu anh hùng Ant-Man

Kandy K  - Theo Trí Thức Trẻ | 10/07/2015 03:04 PM

Hãy cùng tìm hiểu thêm những fun fact cực kì thú vị xung quanh bộ giáp của siêu anh hùng Ant-Man.

Được coi như nhân vật đáng chú ý nhất trong vũ trụ điện ảnh Marvel thời gian gần đây, Ant-Man hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các fan hâm mộ, đặc biệt là về bộ giáp "bá đạo" có khả năng phóng to thu nhỏ của anh chàng.

Nếu bạn chưa biết thì bộ giáp nàu của Ant-Man sử dụng khí gas Pym, cho phép người sử dụng có thể thu nhỏ cơ thể mình xuống bằng kích thước của một con kiến. Khi cần, người sử dụng chỉ cần bấm nút để xả khí gas đặc biệt đi khắp bộ đồ bằng một hệ thống ống dẫn.

Do việc biến đổi này sẽ làm thay đổi khoảng cách giữa các phân tử, do đó bạn sẽ cần tới bộ đồ để bảo vệ sự an toàn cho người sử dụng. Khi thu nhỉ khích thước của mình, bạn sẽ nhận được sức mạnh kinh người bởi sức mạnh ban đầu của bạn đã bị nén lại trong một cơ thể nhỏ hơn trước rất nhiều lần.

Bên cạnh cơ chế hoạt động kì lạ của bộ đồ mà Ant-Man sử dụng, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về nhứng sự thật thú vị về bộ trang phục của Ant-Man được sử dụng trong phiên bản phim sắp tới nhé.

1. Để quay được bộ phim này, đoàn làm phim đã phải chuẩn bị 13 bộ giáp Ant-Man, 17 mũ, 17 thắt lưng, 8 đôi găng tay, 15 bộ thiết bị sau lưng, 6 đôi giày, 15 mũ trùm đầu cùng bộ ống dẫn quanh chiếc mũ.

2. Bộ quần áo của Ant-Man được làm bằng da và lấy ý tưởng từ bộ đồ của những tay đua xe máy. Vẻ ngoài của bộ đồ này sẽ hơi cũ kĩ và thậm chí còn có một số vết xước để minh chứng cho những lần làm nhiệm vụ trước đây của tiến sĩ Hank Pym, Ant-Man tiền nhiệm.

3. Mỗi chiếc mũ của Ant-Man được ghép bởi 54 bộ phận khác nhau, đi kèm với 10 đèn LED chiếu sáng. Nếu tính cả ốc vít, bu-lông thì chiếc mũ này có tới 60 bộ phận khác nhau.

4. Trong mỗi bộ quần áo của Ant-Man, có tới 159 đèn LED chiếu sáng và chúng được kết nối với một bộ điều khiển. Cả bộ giáp đều có khả năng phát sáng, bao gồm cả găng tay lẫn thắt lưng.

5. Bộ quần áo của nhân vật phản diện Yellowjacket có khả năng chống đạn, đi kèm với hai cánh tay máy có thể bắn ra tia plasma và tất nhiên, giống với bộ giáp của Ant-Man, Yellowjacket cũng có khả năng thu nhỏ kích cỡ theo ý muốn.

6. Để có thể tạo ra một bộ đồ cho Ant-Man như chúng ta thấy trên phim thì phải cần tới 3 người, làm việc liên tục trong 3 tuần.

7. Để tạo ra phiên bản đầu tiên của bộ đồ Ant-Man và mang đi casting, nhóm thiết kế đã phải dùng một máy in 3D và mất tới 7 tháng mới hoàn thành phiên bản đầu tiên.

8. Các bộ giáp của Ant-Man được các nhà thiết kế gọi với các tên khác nhau, tùy vào tính chất cảnh quay. Các tên phổ biến là "Hero", "Stunt", "Glamour"... Giả sử như cần quay cảnh Ant-Man nhìn thật đẹp thì sẽ có bộ "Stunt", nếu cần Ant-Man với hình tượng chính nghĩa, lẫm liệt thì sẽ dùng bộ "hero"...

Bộ phim bom tấn Ant-Man dự kiến sẽ được ra mắt vào ngày 24/07 tới đây.