Những âm mưu gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký

KKVD  - Theo Trí Thức Trẻ | 16/11/2015 12:00 PM

Ngộ Không Truyền Kỳ
25/02/2014 NCB: Trung Quốc NPH:

Có những bí ẩn trong Tây Du Ký mà nhiều người đọc vẫn chưa thể hiểu hết, mà phần lớn đều có xuất xứ từ Tây Phương hay Thiên Đình.

Với nhiều độc giả từng say mê bộ truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, hẳn nhiên sẽ thắc mắc vì sao khi xưa Tôn Ngộ Không từng đại náo Thiên Đình, náo loạn Long Cung, thậm chí xuống cả Địa Ngục để quấy rối, đánh thần tiên đến thất điên bát đảo. Thế nhưng đến khi bị nhốt ở Ngũ Hành Sơn 500 năm, mà chàng khỉ bỗng nhiên yếu đuối lạ thường, thậm chí những con thú cưỡi hay vật nuôi của thần phật khi xưa cũng làm chàng khỉ phải đi cầu cứu khắp nơi, liệu có một âm mưu hay khuất tất nào đằng sau những sự việc trên.

Để tìm hiểu câu chuyện trên ta hãy xem xét lại một số sự việc

Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không là ai?

Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư – thầy truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho khỉ đá trong những hồi đầu của truyện. Tung tích, xuất thân của nhân vật này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem Tây Du Ký. Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư thực ra cũng chỉ mang nghĩa là một vị thầy tịnh tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.

Có lẽ từ đây mà nhiều người nảy sinh hoài nghi và đưa ra một giả thuyết, thầy dạy Tôn Ngộ Không ban đầu chính là Thông Thiên Giáo chủ, sư đệ của Thái Thượng Lão Quân. Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ.

Hai người này pháp lực vô biên, theo hai phái khác nhau của Đạo giáo là Triệt giáo (Thông Thiên Giáo chủ) và Xiển giáo (Thái Thượng Lão Quân), giữa họ luôn tồn tại sự đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau. Vì thế, phải chăng Thông Thiên Giáo chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không về dạy dỗ, chỉ cho 72 phép thần thông – cảnh giới cao nhất về phép thuật song lại chẳng mấy chú tâm tới việc dạy nhân cách cho khỉ đá. Để rồi sau này, Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung làm long trời lở đất.

Một chi tiết khác cũng rất đáng lưu ý, đó là việc khả năng thật sự của Tôn Ngộ Không gây rất nhiều tranh cãi. Trong nguyên tác, khi đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng gặp rất nhiều yêu quái và Tôn Ngộ Không thường xuyên phải nhờ tới các chư phật thần linh giúp đỡ. Trong số đó, có cả thú cưỡi của Thái Thượng Lão Quân.

Như vậy, rõ ràng phép thuật của Thái Thượng Lão Quân phải vượt trội hoàn toàn so với khỉ đá. Vậy tại sao khi Ngộ Không đại náo thiên cung, Thái Thượng Lão Quân không hề có phản ứng, thậm chí kinh sợ trước phép thuật của vua khỉ? Thái Thượng Lão Quân không trị nổi Tề Thiên Đại Thánh phải chăng vì lo sợ điều gì? Điều đó có liên quan đến Thông Thiên Giáo Chủ mà khi xưa đã từng lập trận Tru Tiên lẫn Vạn Tiên, rung chuyển tam giới.

Tôn Ngộ Không “thật” phải chăng đã chết trước đó?

Một trong những tình tiết ly kỳ nhất trong Tây Du Ký, đó là hồi truyện về hai Tôn Ngộ Không thật – giả lẫn lộn. Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả. Như Lai Phật Tổ giải thích, đây là con khỉ có sáu tai, nghe thông tường hết mọi chuyện trên trời đất, pháp lực ngang ngửa Ngộ Không, do vậy không ai có thể nhận ra. Kết thúc hồi, Ngộ Không thật đã dùng gậy như ý tiêu diệt Lục Nhĩ Hầu.

Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về tính chính xác của phần truyện này. Một giả thuyết kì lạ đã được đưa ra khiến nhiều người vô cùng tò mò. Theo đó, người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh? Giả thuyết này thoạt nghe thật vô lý, tuy nhiên nếu dựa vào các tình tiết truyện thì không phải không có căn cứ.

Thứ nhất, Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y như đúc, pháp lực tương đương nên khả năng có sự nhầm lẫn khi phân định là rất lớn. Vậy nên nếu Lục Nhĩ Hầu nhân cơ hội đánh chết Ngộ Không thật thì cũng không có ai đối chứng. Thứ hai, khi cả hai đến gặp Đế Thính nhờ phân định thật giả, Đế Thính dùng tai nghe ra thật giả nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ Tôn Ngộ Không giả làm loạn, sợ một thế lực nào khác đằng sau Lục Nhĩ Hầu?

Thứ ba, trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu có năng lực biết tương lai, hiểu rõ quá khứ vạn vật xung quanh. Nếu con khỉ này lợi hại như vậy, biết trước cả tương lai, tại sao không biết được mình sẽ bị thu phục mà dám cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai Phật Tổ. Thứ tư, nếu so sánh trước và sau hồi truyện này, bạn sẽ thấy trước đây Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng. Hai người thường xuyên có mâu thuẫn và tranh cãi. Vậy mà sau đó, Ngộ Không lại rất vâng lời sư phụ của mình. Điều này làm dấy lên nghi ngờ phải chăng Tôn Ngộ Không đã bị đánh tráo ở đây và người đi lấy kinh thực tế chính là Lục Nhĩ Hầu kia.

Hậu Tây Du, bí mật cuối cùng đã được tiết lộ

Sau khi thỉnh được chân kinh, trong một số ít những câu chuyện được biết đến, có một trích đoạn nổi bật nói về Thần Ma Lệnh, mà sự xuất hiện của nó đã gây rối loạn về sự bình yên vạn năm của tam giới. Độc giả có thể tìm hiểu tại đây.

Theo như sự tích trên, Thông Thiên Giáo Chủ quay trở lại và sẵn sàng gây họa, nhưng người “đệ tử” năm xưa là Tôn Ngộ Không lại bị ông đánh cho thất điên bát đảo. Phải chăng Tôn Ngộ Không này là giả, và người thật đã chết năm xưa? Dù là gì đi chăng nữa, khi cuộc chiến của tam giới trong Thần Ma Lệnh đã thực sự diễn ra, thì hồi kết chắc chắn sẽ không bao giờ tốt đẹp.

 

>> Thần Ma Lệnh chính thức hạ cánh, phát tặng game thủ Vipcode