Hỏa Phụng Liêu Nguyên là bộ
truyện tranh cực kỳ nổi tiếng cũng như cực kỳ cân não đã làm mưa làm gió trong giới độc giả 1 thời gian dài và cho đến tận ngày nay. Đây là tác phẩm của họa sỹ Trần Mưu với rất nhiều đột phá trong phong cách, tạo hình nhân vật dù vẫn bám sát vào cốt truyện lịch sử. Chính điều này đã mang lại cơn gió mới cho chủ đề Tam quốc vốn được khai thác đến triệt để, đồng thời cũng để lại trong lòng độc giả vô số cảm xúc xuyên suốt tình tiết của truyện.
Trong chiến tranh, hy sinh là điều không thể tránh khỏi. Có sự hy sinh ý nghĩa, được lưu truyền trong sử sách nhưng cũng có nhưng người không được may mắn như vậy, cái chết của họ chỉ làm bàn đạp cho chúa công mà thôi. Vậy chúng ta hãy cùng điểm qua những cái chết đầy tiếc nuối trong truyện:
1.Tiểu Mạnh
Với sự đột phá trong cốt truyện cũng như nét táo bạo trong việc khác họa nhân vật, chúng ta sẽ không còn thấy sự có mặt của đệ nhất mỹ nữ Điêu Thuyền, nguyên nhân dẫn đến sự trở mặt của 2 cha con Đổng Trác – Lữ Bố, mà thay vào đó là một Tiểu Mạnh, thành viên tàn binh, thuộc hạ Tư Mã Ý và là 1 hoạn quan. Trải qua nhiều biến cố, Tiểu Mạnh đã về bên Lã Bố và bỏ mạng khi cố mưu sát Tào Tháo. Có thể nói đây chính là cái chết “thảm” nhất cả bộ truyện bởi lúc này Tiểu Mạnh đã mất tất cả, còn bị chủ cũ Tư Mã Ý gián tiếp hại chết để hoàn thành nghiệp lớn.
2.Cao Thuận
Hẳn bạn vẫn chưa quên đội quân mạnh nhất của Lã Bố, với quân số chỉ vài ngàn mà luôn là nguyên nhân khiếp sợ của vạn quân Tào. Và càng không thể quên được vị mãnh tướng đến chết vẫn trung thành, vẫn thể hiện được quyết tâm dù uy phong đã chẳng còn. Đến giờ phút cuối cùng, khi Tào Thuần và đội hổ báo kỵ của y đột kích vào Hợp Phì, người hắn muốn tìm không phải là Trương Liêu, cũng không phải Lữ Bố, mà người hắn muốn tìm là Cao Thuận, người hắn muốn thay thế, muốn qua mặt là Cao Thuận.
3.Lữ Bố
Người ta thường nói: "Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố". Lữ Bố trong lịch sử vốn thuộc hạng “hữu dũng vô mưu” điển hình nhưng trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên, đây xứng đáng là 1 trong những bậc tài trí nhất thiên hạ. Có dũng, có mưu nhưng lại không biết đến 2 chữ “đạo nghĩa” nên kết cục xảy đến với “chiến thần” này không viên mãn. Đại Bại và mất mạng dưới tay Tào Tháo dù cho đã đánh đổi cả nhân phẩm, danh dự để xin tha, cái chết của Lữ Bố xứng đáng mang lại nhiều tiếc nuối nhất cho độc giả.
4.Tôn Sách
Tam Quốc Chí miêu tả Tôn Sách là một người thông minh và luôn cười. Ông cũng là người rộng lượng và có đầu óc dễ tiếp thu, có khả năng sử dụng con người theo khả năng của họ. Sách sử viết: Kẻ sĩ nhìn thấy Tôn Sách, không ai không tận tâm, vui vẻ nhận cái chết. Một nhân vật cùng thời là Hứa Cống, trong một bức thư gửi cho Hán Hiến Đế, đã so sánh Tôn Sách với Hạng Vũ, một mãnh tướng cuối thời kỳ nhà Tần. Do Hạng Vũ thường được gọi là Tây Sở Bá Vương nên Tôn Sách vì thế mà còn được gọi là Tiểu Bá Vương trong văn hóa dân gian Trung Quốc. Chỉ đáng tiếc ông chết quá sớm, khi sự nghiệp còn dang dở mà mang theo giấc mộng lớn xuống cõi ngàn thu.
5.Viên Phương
Là đại sư huynh trong Thủy Cảnh Bát Kỳ, con riêng của Viên Thiệu, và cũng là người hào hoa, nhã nhặn nhưng không kém phần nham hiểm. Đây là nhân vật hư cấu của tác giả Trần Mưu, và tài năng của anh được khẳng định qua câu nói của thầy Thủy Kính: "Phương nhi thiên tính, thông tư vượt trội... Nếu chẳng phải vì sợ nó buồn chán, lão phu đã chẳng vì nó mà nhận thêm nhiều đồng môn". Ngoài ra Viên Phương còn là môn đệ của Bát Quái (Tả Từ). Ngay lúc mộng lớn trong tầm tay thì anh bị ám sát, cái chết không nhắm mắt, mang theo bao mối hận cũng như sự kỳ vọng của Viên gia.