Bức xúc truyện hay Việt Nam bị nhầm với “hàng Tàu”

KK  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 04/10/2013 0:00 AM

Cùng tìm hiểu về bộ truyện tranh tuyệt vời của người Việt Nam với phong cách giống Liar Game

Truyện tranh Việt Nam hiện tại chỉ như một đứa trẻ nếu đem so sánh với những “đế chế” truyện tranh hiện đang tồn tại như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, đã xuất hiện một vài tác phẩm có chất lượng của các họa sĩ Việt Nam, thu hút được nhiều sự chú ý của độc giả Việt Nam.

Bức xúc truyện hay Việt Nam bị nhầm với “hàng Tàu” 1

Một trong những bộ truyện đáng chú ý đang được các họa sĩ Việt nam thực hiện có tên gọi Antidote. Truyện đã không chỉ gây chú ý với cộng đồng độc giả trong nước mà còn được dịch ra tiếng Anh để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng quốc tế.

Bức xúc truyện hay Việt Nam bị nhầm với “hàng Tàu” 2
Truyện hay của Việt Nam nhưng lại bị coi là Manhua ( Tên gọi của các truyện tranh Trung Quốc )

Tuy nhiên, khi xuất hiện trên các trang truyện tiếng Anh, bộ truyện lại bị xếp loại là Manhua ( Là thể loại truyện tranh của Trung Quốc ). Điều này thực sự đã gây bức xúc cho không ít độc giả Việt Nam.

Hãy cùng tìm hiểu về bộ truyện tranh Việt Nam chất lượng nhưng đang bị hiểu nhầm là “hàng Tàu”.

1, Thông tin:

Tên truyện: Antidote
Tác giả: Crystal Hazard
Thể loại: Adult, Mystery, Seinen, Supernatural
Tình trạng: Đang tiến hành

2, Nội dung:

Bộ truyện tranh xoay quanh một nhóm người bình thường, họ có một điểm chung đó là đều từng có một giấc mơ kì lạ về vị nữ thần có tên Seraph. Một tổ chức tìm và tập trung nhóm người này lại với mục đích thực hiện một cuộc thí nghiệm nhằm tìm ra một người có thể đại diện cho nhân loại nhận lấy sức mạnh của các vị thần.

Bức xúc truyện hay Việt Nam bị nhầm với “hàng Tàu” 3

Tuy nhiên, khi được tập trung lại, nhóm người được chọn của chúng ta bị ép tham gia một trò chơi sinh tử có tên Antidote. Trong đó, người thắng sẽ có thể được chọn làm kẻ kế thừa sức mạnh của thần còn kẻ thua sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

3, Đánh giá:

Khi mới bắt đầu đọc bộ truyện tranh này, sẽ có rất nhiều độc giả nhận ra được đôi chút tương đồng trong phong cách vẽ cũng như việc xây dựng cốt truyện của Antidote khá giống với một bộ Manga từng nổi tiếng, Liar Game.

Bức xúc truyện hay Việt Nam bị nhầm với “hàng Tàu” 4

Điểm giống nhau đầu tiên đó là việc các vị trọng tài trong Antidote đều mang những chiếc mặt nạ có phong cách thiết kế khá giống với các trọng tài của Liar Game. Thêm vào đó, một điều luật phổ biến trong Liar Game mà chúng ta lại thấy xuất hiện trong Antidote đó là người chơi chỉ được lừa gạt nhau chứ hoàn toàn không được sử dụng vũ lực với người chơi khác.

Thế nhưng, nếu chỉ dừng lại ở mức độ bắt chước một bộ truyện đã nổi tiếng thì sẽ không thể thu hút được sự chú ý của độc giả trong cũng như ngoài nước như vậy. Những gì mà Antidote làm được còn hơn thế rất nhiều. 

Bức xúc truyện hay Việt Nam bị nhầm với “hàng Tàu” 5

Đầu tiên, trong bộ truyện tranh Liar Game, người chơi chỉ có thể sử dụng các mánh khóe lừa gạt người khác để kiếm những khoản tiền khổng lồ. Còn trong Antidote, mặc dù trò chơi cũng có một luật đó là: “không được sử dụng bạo lực với người chơi khác”, nhưng do một số camera theo dõi bị tắt một cách có chủ ý khiến cho các yếu tố bạo lực cũng như âm mưu của Antidote bị đẩy lên cao trào khác hẳn so với Liar Game.

Bức xúc truyện hay Việt Nam bị nhầm với “hàng Tàu” 6

Thêm vào đó, tác giả cũng liên tục đưa vào truyện các tình huống bất ngờ về thân thế của những người chơi cũng như của các thành viên trong tổ trọng tài khiến cho  cuộc chiến sinh tử của Antidote không chỉ đơn thuần diễn ra giữa những người chơi với nhau mà còn được mở rộng ra giữa những thế lực bí ẩn khác. Sự sáng tạo trong lối kể chuyện này đã đem lại cho người đọc rất nhiều sự bất ngờ thú vị mỗi khi một bí mật được hé lộ.

Bức xúc truyện hay Việt Nam bị nhầm với “hàng Tàu” 7

Có một điều khá kì lạ mà rất nhiều độc giả thắc mắc, đó là mặc dù đâu là một bộ truyện tranh Việt Nam, nhưng các nhân vật đều có tên tiếng Anh, chỉ duy nhất một nhân vật phụ có tên tiếng Việt là người chơi số 2, Cao Quốc Trung. Điều này đã khiến cho bộ truyện trở nên tự nhiên hơn và không mang tính khiên cưỡng như các bộ truyện tranh thuần Việt khác.

Bức xúc truyện hay Việt Nam bị nhầm với “hàng Tàu” 8

Nhìn chung, sự ra đời của bộ truyện tranh là một tín hiệu đáng mừng cho ngành truyện tranh Việt Nam. Bộ truyện này đã cho thấy rằng, khả năng của các họa sĩ Việt không hề thua kém nhiều so với các họa sĩ truyện tranh nước ngoài. Mong rằng trong tương lai, độc giả Việt Nam sẽ có thể được đón nhận thêm những “đứa con Thuần Việt” có chất lượng như thế này.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về bộ truyện tại đây.

Một số hình ảnh trong truyện.
Bức xúc truyện hay Việt Nam bị nhầm với “hàng Tàu” 9

Bức xúc truyện hay Việt Nam bị nhầm với “hàng Tàu” 10

Bức xúc truyện hay Việt Nam bị nhầm với “hàng Tàu” 11

Bức xúc truyện hay Việt Nam bị nhầm với “hàng Tàu” 12