DOTA 2 là một tựa game được biết đến với lối chơi độc đáo, phức tạp và cuốn hút nhất nhì trong thế giới game. Mọi chi tiết đều được thực hiện một cách cẩn thận và chăm chút nhất, từ cốt truyện cho đến diễn giải. Tuy vậy, các game thủ chủ yếu chỉ chơi chứ chả mấy khi để ý đến cốt truyện hay chú giải thú vị trong trò chơi, chẳng hạn như nguồn gốc của các item trong game là từ đâu ra? Hãy cùng thử tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Hand of Midas
Bàn tay của Midas dựa trên truyền thuyết vị vua Midas trong thần thoại Hy Lạp. Bất cứ thứ gì mà ông ta chạm tay vào cũng biến thành vàng.
2. Vladmir’s Offering
Cả tên và hình minh họa của món đồ này đều tạo liên tưởng tới Vlad Dracul III, một vương công của xứ Wallachia tại Romania. Nhiều người sẽ nhớ ra cái tên quen thuộc và phổ biến hơn về nhận vật này - Dracula.
3. Necronomicon
Món đồ này được dựa trên một cuốn sách hư cấu hư cấu được tạo ra bởi tiểu thuyết gia kinh dị H. P. Lovecraft. Khả năng triệu hồi của vật phẩm này khá giống với cuốn sách việc triệu hồi những con quái vật cổ đại như trong Cthulhu Mythos của Lovecraft.
4. Aghanim’s Scepter
Quyền trượng Aghanim được đặt theo tên của Aghanim, một trong những nhân vật phản diện trong trò chơi The Legend of Zelda: A Link to the Past. Trong cả Dota và Dota 2, nhân vật Rubick đều là con của Aghanim. Vì lý do đó, vị tướng này có thể sử dụng được rất nhiều kỹ năng thú vị khi sở hữu Aghanim’s Scepter.
5. Eul’s Scepter of Divinity
"Gậy lốc" được đặt theo tên của Eul, người đã tạo ra map Dota vào năm 2003.
6. Scythe of Vyse
Trong phiên bản Dota đầu tiên, vật phẩm này có tên đầy đủ là Guinsoo's Scythe of Vyse, như một cách tri ân cho Guinsoo, nhà phát triển chính của DotA: Allstars. Nhưng sau khi Guinsoo chuyển sang làm việc với Riot và phát triển League of Legends, tên của anh đã bị xóa bỏ khỏi item này.
7. Daedelus
Daedalus có nghĩa là một người làm việc chăm chỉ trong tiếng Hy Lạp cổ đại. Còn trong cuốn Metamorphoses của nhà thơ La Mã Ovid, Daedalus là một thợ rèn đầy kinh nghiệm.
8. Armlet of Mordiggian
Găng tay của Mordiggian được đặt tên dựa trên Mordiggian, một vị thần trong Cthulhu Mythos, được tạo ra bởi tác giả Clark Ashton Smith trong câu chuyện của ông The Charnel God vào năm 1934. Vật phẩm có sức mạnh bao gồm hút đi sức sống, và cũng không ngạc nhiên, giáo phái tạo ra thứ này cũng bao gồm hoàn toàn của ma cà rồng.
9. Ring of Aquila
Không có nhiều thông tin về chiếc nhẫn này ngoại trừ từ Aquila có nghĩa là đại bàng trong tiếng La tinh.
10. Mekansm
Mekansm thực sự không phải một từ trong tiếng Anh, mà là một phiên bản lỗi của từ "mechanism" (tạm dịch: cơ chế máy móc). Quả thực, thực sự nó cũng có phần hợp lý khi item này bao gồm rất nhiều món đồ được kết hợp với nhau.
11. Monkey King Bar
Quả thực, item này đã quá quen thuộc với các game thủ Việt Nam với tên gọi gậy Như Ý. Trong Tây Du Ký, gậy Như Ý được Tôn Ngộ Không sử dụng thường xuyên và là một món vũ khí lợi hại. Nó có thể to ra hay thu bé vào tùy ý, hoặc là có thể biến thành hàng ngàn cây gậy khác nhau và không bao giờ có thể đánh trượt kẻ thù.
12. Linken’s Sphere
Linken's Sphere có một lịch sử khá kỳ cục. Nó được đặt tên theo Linken, một nhân vật trong World of Warcraft. Còn Linken thì lại được đặt tên theo Link, nhân vật chính của dòng game Legend of Zelda.
13. Shiva’s Guard
Cái tên Shiva thường gợi nhớ đến cho mọi người một vị thần trong đạo Hindu. Tuy vậy với các game thủ, dường như vật phẩm này mang hình bóng của Shiva trong Fìnal Fantasy nhiều hơn, khi cả hai đều mang tính chất băng giá.
14. Heart of Tarrasque
Cái tên "Tarrasque" khiến các game thủ sẽ nhớ đến Tarrasque, một con quái vật gần như không ai có thể đánh bại trong trò chơi Dungeons & Dragons. Tuy vậy, nó cũng có điều gì đó giống với con rồng Tarasque từng bị thu phục thánh Matta xứ Bettany trong truyền thuyết.
15. Mjollnir
Chắc không cần phải nói quá nhiều về vật phẩm này khi hầu hết mọi người đều biết rằng, Mjölnir vốn thuộc chủ sở hữu của Thor trong thần thoại Bắc Âu.
16. Eye of Skadi
Tương tự cây búa sấm sét, cái tên Skadi được đặt theo vị thần mùa đông Skaði trong thần thoại Bắc Âu.
17. Sange & Yasha
Sange & Yasha là tên của cặp song kiếm trong game Phantasy Star Online. Ngoài ra, từ Yasha trong tiếng Nhật còn có nghĩa là những linh hồn ác, gần giống với quỷ dữ.