Logic của “một ai đó”: Cùng là game 12+, người được tung hô tận mây xanh, kẻ bị dìm xuống vực sâu bạo lực

Lee Chueng Hee  - Theo Trí Thức Trẻ | 21/07/2020 02:31 PM

Garena Free Fire
30/05/2020 NCB: Trung Quốc NPH:

Ai đó từng nói, cuộc sống vốn có nhiều bất công, và game cũng vậy.

Còn nhớ cách đây không lâu, một trong số các tựa game đình đám và có lượng người chơi đông đảo bậc nhất thị trường game Việt xuất hiện trên chương trình Thể thao 24/7 (chương trình sau thời sự 19 giờ). Cai tên ấy không ai khác chính là Free Fire hay còn được cộng đồng game thủ Việt gọi bằng cái tên "trìu mến" là Lửa Chùa, Lửa Miễn Phí.

Logic của “một ai đó”: Cùng là game 12+, người được tung hô tận mây xanh, kẻ bị dìm xuống vực sâu bạo lực - Ảnh 1.

Lần thứ hai Free Fire được lên sóng truyền hình

Đáng chú ý, đó không phải là lần duy nhất Free Fire được xuất hiện trên truyền hình. Trước đó, một trong những sự kiện được xem là "trọng đại" của cộng đồng game thủ Free Fire khi tựa game của họ cũng có mặt trên chương trình sau khi thời sự 19 giờ kết thúc. Cụ thể, đó là giải đấu giao hữu Garena Free Fire quy tụ 8 đội tuyển của tựa game này.

Logic của “một ai đó”: Cùng là game 12+, người được tung hô tận mây xanh, kẻ bị dìm xuống vực sâu bạo lực - Ảnh 2.

Trước đó không lâu

Trong cả hai lần xuất hiện, Free Fire được biết tới như một tựa game thể thao điện tử có lượng người chơi lớn, có các giải đấu eSports chuyên nghiệp. Điều này khiến cho cộng đồng game thủ Free Fire cảm thấy phấn khích, đặc biệt là các game thủ nhỏ tuổi. Khi mà sự kiện này diễn ra, rất nhiều người chơi Lửa Miễn Phí đã rủ nhau khoe bố mẹ ngay trong bữa cơm vì họ cảm thấy tự hào với sản phẩm mình đang chơi. Free Fire, được gắn mác 12+ trên Google Play và App Store.

Logic của “một ai đó”: Cùng là game 12+, người được tung hô tận mây xanh, kẻ bị dìm xuống vực sâu bạo lực - Ảnh 3.

Free Fire được gắn mác 12+ trên Google Play

Tất nhiên, Free Fire không phải là cái tên duy nhất xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia. Mới đây, hàng loạt cái tên khác được nhà đài "réo tên" ngay trên bản tin thời sự lúc 19 giờ như Liên Quân Mobile, CS:GO, Identity V, Liên Minh Huyền Thoại. PUBG Mobile dù không trực tiếp lên hình, song cũng gián tiếp có mặt trên "background" mà nhà đài dựng nên để nói về vấn đề nghiện game, nội dung bạo lực trong các sản phẩm game online hiện nay.

Logic của “một ai đó”: Cùng là game 12+, người được tung hô tận mây xanh, kẻ bị dìm xuống vực sâu bạo lực - Ảnh 4.

PUBG Mobile cũng thế

Trong số những cái tên này, trên nền tảng di động thì Liên Quân Mobile dù xuất hiện trên màn hình là chỉ dành cho lứa tuổi 18+ trở lên, nhưng trên cả hai chợ ứng dụng phổ biến nhất hiện nay của Android và iOS thì Liên Quân Mobile cũng chỉ được gắn mác 12+, thậm chí là còn 9+ trên App Store. PUBG Mobile cũng vậy, cũng là tựa game 12+ trên Google Play nhưng lại là 17+ trên App Store.

Logic của “một ai đó”: Cùng là game 12+, người được tung hô tận mây xanh, kẻ bị dìm xuống vực sâu bạo lực - Ảnh 5.

Liên Quân Mobile cũng vậy

Với tựa game Identity V, do không được phát hành chính thức tại Việt Nam, song trên App Store nước ngoài thì sản phẩm game sinh tồn này được gắn mác 12+. Có thể thấy, trong số những cái tên được nhà đài nhắc tới thì đa phần đều có mác kiểm duyệt độ tuổi không quá lớn trên chợ ứng dụng. Sự bất đồng này, do  từ phía Google và Apple hay do chính NPH muốn như vậy?

Logic của “một ai đó”: Cùng là game 12+, người được tung hô tận mây xanh, kẻ bị dìm xuống vực sâu bạo lực - Ảnh 6.

Ý kiến của game thủ Việt

Khoan nói đến chuyện tính chất của các tựa game này có bạo lực thật hay không mà chỉ xét về vấn đề mác kiểm duyệt độ tuổi trên Google Play và App Store thì có thể thấy, Free Fire cũng giống những cái tên kể trên, đều là game 12+, nhưng tại sao một tựa game thì được tung hô như một hình mẫu eSports Việt, còn các cái tên còn lại thì bị coi là bạo lực, kinh dị, nghiện game? Còn nếu xét cặn kẽ chi li về nội dung của từng sản phẩm, thì có lẽ ai cũng đã tự có cho mình một câu trả lời.