10. Red Dead Redemption - 90 triệu USD
Lấy bối cảnh là GTA trong thời đại cao bồi, thế nhưng Red Dead Redemption vẫn ngốn của Rockstar một số tiền không hề nhỏ chút nào - 90 triệu USD. Với khoản chi phí khổng lồ này, hãng đã xây được lại cả một miền Viễn Tây tuyệt đẹp và đầy choáng ngợp cho các game thủ. Từng mét đất, thậm chí từng pixel trong game đều được làm một cách cẩn thận và chỉn chu để các game thủ có thể hài lòng với từng đồng mà mình đã bỏ ra cho RDR.
11. Battlefield 4 - 100 triệu USD
Các tựa game bắn súng đình đám tại phương Tây luôn rất được chú ý, thế nên không có gì quá lạ lẫm khi chúng được đầu tư với số vốn cực kỳ ấn tượng. Nếu như Microsoft chi tiền cho Halo, Activision chi tiền cho Call of Duty thì EA đã bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư cho Battlefield. Và con số này ở tựa game Battlefield 4 là 100 triệu USD.
12. Tomb Raider (2013) - 100 triệu USD
Tomb Raider ngày nay không còn một tựa game giải đố được làm ra với chi phí cực khủng, không hề giống với những tựa game được làm vào thời kỳ PS1 trước đây. Dĩ nhiên, nhờ vào sự đầu tư này mà nàng Lara và chuyến phiêu lưu của cô trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, số tiền để Square Enix và đội ngũ Crystal Dynamics phải chi ra để làm được điều này là hơn 100 triệu USD.
13. APB: All Points Bulletin - 100 triệu USD
Cảm thấy không hài lòng với hướng đi và cách thức sáng tạo của dòng game GTA trong thời điểm vài năm trở lại đây, nhà sản xuát David Jones đã rời bỏ khỏi đội ngũ GTA tại Rockstar nhằm tạo nên một tựa game thế giới mở theo ý tưởng của riêng mình. Sản phẩm đầu tiên của Jones, Crackdown, được đánh giá là khá thành công, dẫn đến việc người đàn ông này ấp ủ tham vọng lớn hơn cho dự án tiếp theo có tên APB: All Points Bulletin.
Được đầu tư với số tiền lên tới 100 triệu USD, tựa game được mệnh danh là GTA online này đã nhanh chóng sụp đổ chỉ sau 1 năm phát hành. Số lượng đĩa bán ra là vô cùng hẩm hiu và hà sản xuất đã phải đóng cửa máy chủ chỉ một thời gian ngắn sau đó.
14. Final Fantasy VII - 114 triệu USD
Final Fantasy VII là một trong những bom tấn đỉnh cao của thời đại PlayStation 1. Đây là tựa game FF đầu tiên được trình làng ở dạng CD-ROM, nhà sản xuất Squaresoft đã mang tới một trải nghiệm đậm chất điện ảnh cho người chơi - điều mà hầu hết các tựa game từ trước đó đều chưa từng làm được.
Dĩ nhiên, cái giá của sự đổi mới cũng không hề nhỏ chút nào - 114 triệu USD. Thậm chí, nó còn được quảng bá rộng rãi trên truyền hình vào thời điểm đó. Tuy nhiên, con số này xứng đáng tới từng xu khi FF7 vẫn được đánh giá là một trong những tựa game thành công nhất từ trước tới nay của hãng game tới từ Nhật Bản.
15. Destiny - 140 triệu USD
Sau khi rời khỏi Halo - dòng game đã làm nên tên tuổi của mình sau hơn một thập kỷ, đội ngũ Bungie đã quyết định trình làng một bom tấn cũng hoành tráng chẳng kém - tựa game bắn súng online Destiny. Chi phí để xây dựng tựa game này là hơn 140 triệu USD, và nó thật sự là một canh bạc rất lớn với Bungie. Khá may mắn cho studio này, họ đã tìm được mảnh đất thành công của mình sau khởi đầu được đánh giá là khá gian nan và trắc trở.
16. Call Of Duty: Modern Warfare 2 - 250 triệu USD
Call of Duty bắt đầu được trình làng từ năm 2003, nhưng phải tới khi Modern Warfare, tức COD4 xuất hiện, tựa game này mới thực sự vụt sáng trở thành một trong những bom tấn lớn nhất của làng game FPS thế giới.
Sau thành công của MW, Activision và nhà sản xuất Infinity Ward đã phải làm việc hết công suất và tiền bạc nhằm tạo nên một phần hậu bản hoành tráng không kém gì phần 1. Kết quả là Call Of Duty: Modern Warfare 2 đã ngốn hết 250 triệu USD, nhưng số tiền này chẳng đáng là bao so với những gì mà hãng game Activision thu lại được.
17. Grand Theft Auto V - 265 triệu USD
Con số 265 triệu USD của GTAV có thể so sánh với các bom tấn hàng đầu của Hollywood. Đây phải nói là con số lớn nhất mà chúng ta từng được nghe thấy trong thống kê chi phí làm game trong suốt chiều dài lịch sử. Tuy vậy, chẳng ai phải tranh cãi rằng GTAV có thành công hay không, khi câu trả lời đã là quá rõ ràng. Thậm chí, nó đã, đang và sẽ tiếp tục vượt qua các tượng đài trong lịch sử ngành giải trí ở thời điểm hiện tại và tương lai sau này.