- Theo Helino | 27/09/2019 02:16 PM
Thể thức nhánh thắng - nhánh thua là gì?
Thể thức Double Elimation, hay nhánh thắng - nhánh thua, được hiểu đơn giản là vòng playoff của giải đấu sẽ được chia làm hai nhánh, đội thua ở nhánh thắng sẽ rơi xuống nhánh thua, nếu thua tiếp thì sẽ bị loại, trận chung kết tổng là trận đấu giữa hai đội chiến thắng ở hai trận chung kết nhánh thắng, nhánh thua.
Tất cả các kì The International đều áp dụng thể thức nhánh thắng - nhánh thua tại vòng main event
Ví dụ trực quan nhất của thể thức này chính là The International của DOTA 2 khi mọi kì TI đều sử dụng thể thức nhanh thắng nhánh thua. Vòng bảng của một giải đấu áp dụng thể thức này chỉ có tác dụng duy nhất là chia nhánh cho vòng main event mà thôi, vì thế vòng bảng sẽ gồm rất nhiều đội và đánh vòng tròn, ở một vài năm thì sẽ không có ai bị loại sau khi vòng bảng kết thúc cả.
Tại sao thể thức này không phù hợp với CKTG
Có một điểm mà mọi người thường bỏ qua đó là những giải đấu áp dụng thể thức này, như The International, là vòng loại khu vực để chọn đại diện tham dự lại không có quy mô lớn và mức cạnh tranh không cao, có lẽ ngoài Châu Âu ra. Vì thế mà thể thức nhánh thắng nhánh thua là hợp lí với TI để có thể sàng lọc chính xác những đội tuyển mạnh hay yếu, bạn thua một trận Bo3 có thể là do đen đủi nhưng thua tới lần thứ hai thì chắc chắn do bạn yếu hơn rồi.
Ở DOTA 2 Bắc Mỹ thì sức mạnh của Evil Geniuses gần như là tuyệt đối và không một ai trong khu vực có thể kiểm chứng được sức mạnh của họ
Trong khi đó CKTG lại khác, ngay cả những giải đấu cấp độ thấp hơn như MSI cũng ảnh hưởng tới những khu vực tham dự giải đấu này, điển hình là việc khu vực VCS được tách ra thành khu vực độc lập nhờ thành tích tốt ở MSI 2017. Mọi thứ được Riot Games xây dựng đấu trường chuyên nghiệp của LMHT thành một hệ thộng hoàn chỉnh từ giải đấu quốc nội, giải giữa mùa MSI cho tới thể thức nhiều vòng của CKTG.
Thành tích tốt của GAM Esports tại MSI 2017 đã giúp cho VCS trở thành một khu vực độc lập
Nên nhớ rằng các giải đấu quốc nội có tính cạnh tranh cực kì cao, những đội có thứ hạng cao đều là những kẻ mạnh nhất của khu vực đó. Các đội tuyển tới với CKTG, kể cả vòng khởi động, đều là những con "quái vật" tại khu vực của họ cả. Không phải tự nhiên mà các khu vực Hàn Quốc, Trung Quốc được đánh giá cao tới như vậy khi giải quốc nội của họ là cực kì khắc nghiệt.
Tới một game thủ vĩ đại như Faker mà cũng có năm ngồi nhà xem CKTG thì đủ hiểu giải LCK khắc nghiệt thế nào
CKTG không cần nhánh thua để tìm ra những kẻ mạnh thực sự, điều này đã được các giải đấu quốc nội chứng minh rồi. Nếu như các giải khu vực vẫn chưa đủ thì vòng Khởi Động với những vòng bảng, loại trực tiếp là quá để tìm ra những cái tên mạnh nhất rồi. Tính khắc nghiệt của CKTG phải là cực kì cao khi nhà vô địch là kẻ chiến thắng duy nhất và không có chỗ cho sai lầm, giải đấu này không có tiền thưởng khổng lồ như TI để các đội tuyển an ủi, chỉ có danh hiệu mà thôi.
Nhà vô địch năm ngoái là Invictus Gaming cũng phải cục kì vất vả để có vé đi CKTG năm nay
Kết
Bảng tử thần xuất hiện và những đội tuyển mạnh bị loại sớm có vẻ là tiếc đó nhưng nó là cần thiết cho CKTG, đây là sân chơi của những kẻ mạnh nhất trong những kẻ mạnh nhất, người nào hay hơn sẽ đi tiếp. Thể thức loại trực tiếp là quá đủ rồi khi thể thức này đẩy tính cạnh tranh trong một trận đấu lên cao nhất, còn việc sàng lọc những kẻ không xứng đáng đã có các giải đấu quốc nội và vòng bảng rồi.