- Theo Trí Thức Trẻ | 16/10/2016 03:52 PM
Hôm qua, SKTelecom T1 - đội tuyển thứ hai của Hàn Quốc chính thức ra quân tại vòng Tứ Kết chung kết thế giới mùa 6. Không ngoài dự đoán, Faker và những người đồng đội của mình đã có một màn trình diễn vô cùng xuất sắc. Giành chiến thắng 3-1 trước Royal Never Give Up và chính thức có được tấm vé vào Bán Kết.
Viễn cảnh SKT T1 lần thứ ba đăng quang tại một kỳ chung kết mùa đang cực kỳ rộng mở. Sau trận đấu này, HLV Kkoma của SKT đã có một bài trả lời phỏng vấn rất vui vẻ.
Kkoma này, tôi có điều này muốn hỏi anh. Hình như anh đã theo SKT T1 từ năm 2013 rồi và suốt chặng đường đó chỉ còn có Faker và Bengi đi cùng anh. Vậy anh cảm thấy như thế nào khi tiếp tục phát triển đội rồi giành chức vô địch năm 2015 và hiện tại là lọt vào Bán kết năm 2016?
Kkoma: Thực sự rất khó khăn khi làm việc cho một đội tuyển được kỳ vọng nhiều như SKT. Trong năm 2014, chúng tôi đã không đến được với CKTG, không chiến thắng được LCK nên đã phải nhận vô vàn những lời chỉ trích. Đến thời điểm này thì người hâm mộ vẫn kỳ vọng rất nhiều vào chúng tôi và với một số người thì SKT phải thắng trong mọi trận đấu. Vì vậy, tôi nghĩ rằng rất rất khó khăn cho những huấn luyện viên của SKT.
Khi bước vào những giải đấu quốc tế, sẽ có những phong cách thi đấu rất khác nhau và làm thế nào để anh có thể chuẩn bị cho SKT khi tại LCK các đội tuyển có lối chơi gần như tương tự nhau. Sự chuẩn bị giữa hai giải đấu có nhiều khác biệt không?
Tôi không nghĩ có nhiều khác biệt cho việc chuẩn bị các giải đấu. Bởi vì tại các giải đấu, các đội tuyển sẽ cùng luyện tập với nhau và sẽ có những sự khác biệt giữa meta và các lựa chọn tướng. Nhưng dần dần họ sẽ tìm ra điểm chung trong những sự khác biệt đó và tạo ra meta riêng cho giải đấu đó. Vì vậy, đối với tôi thì LCK hay CKTG cũng không quá khác biệt.
Trong vài năm trở lại đây, Riot đã cho phép huấn luyện viên tham gia vào quá trình Cấm – chọn trong các trận đấu. Bạn có thích điều này không và bạn nghĩ rằng điều này có ảnh hưởng gì đến lối chơi của các đội tuyển không?
Tôi không nghĩ rằng nó sẽ tạo ra sự khác biệt bởi khi trận đấu đang diễn ra, quan điểm của tuyển thủ và huấn luyện viên về cơ bản là giống nhau. Mặc dù tôi có thể đưa ra một vài lựa chọn cho các tuyển thủ nhưng nó khá tương đồng với những suy nghĩ của họ. Chính vì vậy tôi cho rằng điều quan trọng hơn là quá trình chuẩn bị trước mỗi trận đấu. Là một huấn luyện viên, tôi có thể giúp các tuyển thủ của mình hít thở thật sâu và sửa chữa những sai lầm của họ. Còn khi bắt đầu trận đấu, họ sẽ biết mình phải làm gì nên có hay không huấn luyện viên cũng không quá khác biệt.
Nếu Riot quyết định làm một trang phục cho huấn luyện viên sau CKTG năm nay thì bạn sẽ muốn đó là trang phục gì?
Đó là một câu hỏi rất hay đấy (cười). Tôi rất thích có một trang phục trên cương vị huấn luyện viên và nó giống với cái tên Kkoma của tôi. Đó có thể là Teemo bé bỏng (kkoma trong tiếng hàn có nghĩa trẻ con). Gần đây bạn có nghe nói Riot sẽ chia lợi nhuận của các trang phục dành cho đội vô địch không? Ngoài tiền ra thì tôi cũng muốn có thêm một trang phục cho riêng mình.
Quả thật, nếu Faker và những người đồng đội của mình lần thứ 3 giơ cao chiếc cúp vô địch tại CKTG năm nay. Riot Games nhiều khả năng sẽ xem xét dành tặng một trang phục cho Kkoma. Đặc biệt trong bối cảnh, vị HLV của SKT T1 phát biểu mong muốn như vậy.
Cùng với Faker và Bengi, Kkoma cũng trải qua tất cả thăng trầm với SKT T1 trong 4 năm qua. Vị HLV của SKT T1 thực sự xứng đáng có một skin mang tên mình, vinh danh những gì ông đã đem đến cho Liên Minh Huyền Thoại thế giới.