LMHT: Lý giải nguyên nhân Trundle từ chẳng ai chơi lại bỗng chốc trở thành tướng rừng hot nhất các giải đấu

Hoàng Hôn  - Theo Helino | 11/05/2018 03:00 PM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Trundle đang là một trong những tướng dẫn đầu về tỉ lệ chọn ở đấu trường chuyên nghiệp các phiên bản gần đây.

Trundle đang là một trong những tướng dẫn đầu về tỉ lệ chọn ở đấu trường LMHT chuyên nghiệp các phiên bản gần đây. Không có những chỉnh sửa nào quá lớn về mặt kĩ năng nhưng tại sao Trundle lại có thể trở lại mạnh mẽ đến vậy?


Trundle đã thực sự “đổi đời” ở mùa giải 2018

Trundle đã thực sự “đổi đời” ở mùa giải 2018

Tướng đi rừng đỡ đòn trở nên phổ biến thái quá

Khi điểm mặt tướng đi rừng trong 10 phiên bản gần đây ở thi đấu chuyên nghiệp, hầu hết danh sách này bị phủ kín bởi các tướng đi rừng có thiên hướng chống chịu. Mở đầu là Zac, Sejuani cho tới dạo gần đây là Skarner, Olaf, các tướng rừng đỡ đòn đang tỏ ra vượt trội so với các phân lớp khác ở cùng vị trí.


Trừ khi nerf các trang bị chống chịu đến mức “không thể dùng được”, tướng rừng đỡ đòn không bao giờ biến mất

Trừ khi nerf các trang bị chống chịu đến mức “không thể dùng được”, tướng rừng đỡ đòn không bao giờ biến mất

Cũng không quá khó để lí giải sự mất cân bằng về lớp tướng ở vị trí đi rừng. Ở đấu trường chuyên nghiệp, các tướng đi rừng là mạnh nhất ở đầu trận với lượng kinh tế và bùa lợi vượt trội so với người đi đường, nhưng nhanh chóng bước sang bên kia của sườn dốc sức mạnh ngay từ phút thứ 8 trở đi và trở thành bên nhẹ hơn của cán cân.

Đơn giản vì ngay từ bùa lợi thứ 2, họ đã (gần như) “mặc định” mất Bùa Xanh vào tay người đi đường giữa của một trong hai bên, còn Bùa Đỏ cũng chẳng bao giờ được ăn đến lần thứ 3. Các mục tiêu lớn sẽ ngày càng bị kiểm soát, thậm chí từng con Cua Kì Cục cũng sẽ phải tranh chấp. Lượng farm của người đi rừng trở nên hạn chế dần, và ngày một kém hơn người đi đường tỉ lệ với thời gian của trận đấu.


Đóng góp của các tướng rừng đỡ đòn không quá phụ thuộc vào trang bị

Đóng góp của các tướng rừng đỡ đòn không quá phụ thuộc vào trang bị

Đấy là ưu điểm của tướng đi rừng đỡ đòn so với tướng đi rừng sát thương: họ không cần quá nhiều đồ để có thể duy trì tác động lên ván đấu. Lượng hiệu ứng khống chế phụ thuộc hoàn toàn vào chiêu thức, chống chịu bằng máu tăng dần theo cấp độ và Phù Phép:Quỷ Lửa chắc chắn là “dễ chơi” hơn rất nhiều so với việc phải “chạy đua vũ trang” từ một nền tảng kinh tế hạn hẹp như các tướng rừng sát thương. Đặc biệt trong bối cảnh toàn đội bị dẫn trước, tác động của tướng đỡ đòn vẫn rất rõ rệt nhưng tướng sát thương của tướng sát thủ là thực sự đáng thất vọng.

Giờ là lúc quay lại với nhân vật chính của chúng ta: Trundle là lựa chọn tốt nhất để khắc chế mọi tướng đỡ đòn. Tốc độ dọn rừng nhỉnh hơn với Vương Quốc Băng Hàn và Rìu Tiamat giúp Trundle luôn có nhiều thời gian và sự chủ động hơn so với các người đồng nghiệp, từ kiểm soát Cua Kì Cục, cướp rừng hay ăn mục tiêu trung lập (Rồng/Sứ Gia Khe Nứt) một mình.

Từ mốc cấp 6 trở đi, khả năng khắc chế tướng đỡ đòn của Trundle càng trở nên ấn tượng hơn nữa. Chiêu cuối Chinh Phục đánh cắp cả máu, giáp và kháng phép của mục tiêu là nỗi ác mộng cho bất kì tướng chống chịu nào. Đặc biệt là khi Trundle bị dẫn trước và tướng đỡ đòn của đối phương khỏe hơn, Chình Phục càng thể hiện rõ sức mạnh của nó: cho Vua Qủy Khổng Lồ rất nhiều chỉ số chống chịu miễn phí, đồng thời làm mềm các mục tiêu cho xạ thủ bắn hạ dễ dàng hơn.

Khả năng gank lợi hại

Một điểm nữa khiến Trundle trở lại là sự chuyển dịch về meta khiến lớp tướng được ưa chuộng ở cả ba đường đều đã thay đổi rất nhiều. Các cuộc gank của Trundle đã đỡ vất vả hơn trước do độ cơ động trên tướng không còn là ưu tiên hàng đầu nữa.


Trundle đã thuận lợi hơn rất nhiều trong việc gank đường ở mùa giải 2018 này

Trundle đã thuận lợi hơn rất nhiều trong việc gank đường ở mùa giải 2018 này

Nổi bật nhất là ở đường giữa. Nếu vẫn giữ meta cũ với các thể loại xạ thủ biến ảo như Ezreal, Lucian hay Corki, chắc chấn việc Vua Quỷ Khổng Lồ gank được là điều… không tưởng. Chỉ với một kĩ năng dạng lướt, Cột Băng sẽ trở thành trò hề, và chính Trundle còn bị trả ngược lại cực nhiều sát thương nữa.

Nhưng giờ, đường giữa đã trở thành sân chơi cho những Swain, Ryze, Cassipoeia hay Taliyah. Với độ cơ động trung bình kém, những tướng này rất dễ mất Tốc Biến chỉ với một cái Cột Băng ép góc đủ tốt. Cũng bởi đường giữa chuộng các tướng có pháp sư duy trì, ngọc siêu cấp Sẵn Sàng Tấn Công với khả năng khuếch đại sát thương của cả 2 người sẽ bù đắp rất tốt cho nhược điểm thiếu sát thương của Vua Quỷ Khổng Lồ.

Ngược lên đường trên, không còn các top-lane-carry siêu cấp như Fiora, Jayce, Kennen nữa; giờ hầu hết các đội tuyển ưu tiên sử dụng các tướng đỡ đòn hạng nặng. Cũng vì sức chống chịu quá lớn nên các người đi rừng thường “bỏ mặc đường trên”, nhưng chống chịu nào có phải vấn đề đối với Trundle. Các tướng đường trên cũng ít ai có kĩ năng dạng lướt, nên tỉ lệ thành công khi gank đường trên của Trundle có phần nhỉnh hơn các người đồng nghiệp khác.

Cuối cùng là đường dưới, đã, đang và sẽ luôn là đường khó gank nhất với một tướng tiếp cận kém như Trundle. Một tin tốt là “mốt” dùng hỗ trợ giờ đã quay lại với các tướng cận chiến máu dày nhiều khống chế. Nếu có tổ chức gank, một Cột Băng phối hợp tốt vẫn có thể mang lại tiềm năng ăn mạng. Song thường Trundle sẽ chủ động xuống mạn đường dưới để công khai ép trụ với 3-4 người nhiều hơn, hoặc chỉ đơn giản là kiểm soát tầm nhìn và lẳng lặng ăn Rồng.

Dao Săn Bắt bị loại bỏ

Trang bị cắm quá-nhiều-mắt-miễn-phí-với-một-cái-giá-quá-rẻ đã bị loại bỏ nên mọi người đi rừng đều có nhiều sân chơi hơn. Đặc biệt với các tướng chỉ có các tiếp cận là… đi bộ như Trundle, Olaf, Skarner, họ sẽ không còn lo ngại bị phát hiện từ xa và tốn thời gian chờ gank vô ích như trước nữa.


1v1 với Trundle – Đao Đụng Độ chưa bao giờ là quyết định khôn ngoan

1v1 với Trundle – Đao Đụng Độ chưa bao giờ là quyết định khôn ngoan

Thay vào đó, Trundle được quyền lựa chọn giữa Gươm Truy Tung và Đao Đụng Độ. Gươm Truy Tung cho Trundle một Trừng Phạt làm chậm để giữ chân đối phương hiệu quả hơn ở các đường ít hiệu ứng khống chế; trong khi Đao Đụng Độ mang lại khả năng thiêu đốt và giảm sát thương phục vụ cho các pha đơn đấu.

Ngọc Sẵn Sàng Tấn Công

So với bản tiền nhiệm Nhiệt Huyết Chiến Đấu, ngọc siêu cấp Sẵn Sàng Tấn Công tỏ ra nhiều điểm ưu việt hơn hẳn. Trundle có thể kích hoạt cực nhanh 3 cộng dồn Sẵn Sàng Tấn Công vì Nhai Nuốt reset hoạt ảnh đòn đánh thường của vị tướng này.


Một bảng ngọc phổ thông với Sẵn Sàng Tấn Công dành cho Trundle-đánh-giải

Một bảng ngọc phổ thông với Sẵn Sàng Tấn Công dành cho Trundle-đánh-giải

Về mặt tác dụng, Sẵn Sàng Tấn Công gia tăng sát thương mà mục tiêu phải chịu từ mọi nguồn – tức là bao gồm cả đồng đội của Vua Quỷ Khổng Lồ. Khi gank ở các đường có sát thương duy trì, lượng sát thương mà Sẵn Sàng Tấn Công gia tăng cho đồng đội của Trundle đôi khi còn lớn hơn lượng mà chính hắn gây ra.

Rìu Tiamat ngon bổ rẻ

So với thời điểm các mùa trước đây mà Trundle được sử dụng ở vị trí đi rừng, Rìu Tiamat từng được bán với cái giá 1900, hay thậm chí là 2300 vàng. Đây là mức giá quá đắt dành cho một trang bị chỉ phục vụ dọn quái trên một tướng đi rừng đỡ đòn nghèo kinh tế.

Nhưng trong đợt “comeback” đầy ấn tượng này của Vua Quỷ Khổng Lồ, Rìu Tiamat chỉ tốn vỏn vẹn 1200 mà vẫn còn nội tại Sát thương lan. Tiamat mang lại khả năng dọn rừng tốt hơn hẳn so với Tàn Tích Của Bami nên nhiều người đi rừng chọn đây làm trang bị đầu tiên ngay sau Rựa Thợ Săn cho Trundle, và có thể nâng cấp lên Rìu Đại Mãng Xà về sau cực hữu ích (trước đây Rìu Tiamat chỉ có thể nâng cấp lên Rìu Mãng Xà).