LMHT: Không góp mặt tại CKTG 2019, nhưng EDG vẫn là cái tên gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều đội tuyển

Phương Tranh  - Theo Helino | 25/09/2019 12:20 AM

EDG chưa bao giờ hoàn toàn đạt được đỉnh cao danh vọng, nhưng họ chắc chắn là một tượng đài không thể bị phá bỏ.

Kỷ nguyên hiện đại của bộ môn esports LMHT bắt đầu vào năm 2013 khi Riot bắt đầu kiểm soát nhiều hơn với các giải đấu bằng cách thiết lập một cấu trúc giải đấu khu vực vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Nhưng từ góc độ giải đấu quốc tế thì ít có thay đổi. CKTG vẫn là giải đấu lớn nhất trong năm, nhưng các sự kiện khác như IEM lại không nhất quán trong cách tổ chức. Vì vậy, vào năm 2015, Riot đã tìm cách khắc phục điều đó thông qua việc thiết lập một lịch trình thi đấu quốc tế hiện đại với hai giải đấu lớn: Giải vô địch giữa mùa (MSI) và Giải vô địch thế giới cuối mùa (CKTG).

LMHT: Không góp mặt tại CKTG 2019, nhưng EDG vẫn là cái tên gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều đội tuyển - Ảnh 1.

Nếu năm 2015 là năm thực sự khởi đầu của mùa giải quốc tế hoàn thiện đầu tiên, như chúng ta biết, thì EDward Gaming của Trung Quốc chính là nhà vô địch đầu tiên. EDG đã gây bão với chiến thắng sau năm ván thi đấu đầy kịch tính trong trận chung kết MSI 2015, giành được chiếc cúp quốc tế đầu tiên của thời kỳ hiện đại. Khoảnh khắc đó được cho là đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên thi đấu cạnh tranh mới với EDG dẫn đầu.

Tuy nhiên, nếu đó là phần mở đầu thì phần tiếp theo không bao giờ xảy ra. EDG không bao giờ có thể lọt vào một trận chung kết của một giải đấu quốc tế khác. Những gì được cho là vinh quang của Trung Quốc đã biến thành một năm thất vọng với tất cả các đại diện LPL. Bây giờ, bốn năm sau, kỷ nguyên EDG cuối cùng đã kết thúc khi họ chính thức vắng mặt tại CKTG lần đầu tiên kể từ năm 2014.

LMHT: Không góp mặt tại CKTG 2019, nhưng EDG vẫn là cái tên gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều đội tuyển - Ảnh 2.

Trong sáu năm qua, EDG đã mang đến cho chúng ta những khoảnh khắc tuyệt vời và những cầu thủ huyền thoại, nhưng cũng đau lòng hơn hầu hết những người hâm mộ, ngoài những người trung thành với kt Rolster, có thể hiểu được. Chúng ta có thể làm vơi bớt đi phần nào khi nhìn vào hành trình lịch sử của họ – EDG nên được nhớ đến như một đội đã thách thức những kỳ vọng để mang lại sức sống cho trò chơi. Họ có thể ra đi trong một thời gian, nhưng bạn có thể thấy sắc thái của phong cách của họ trong lối chơi của nhiều đội tại CKTG 2019.

Làn sóng Trung Quốc

LMHT: Không góp mặt tại CKTG 2019, nhưng EDG vẫn là cái tên gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều đội tuyển - Ảnh 3.

Vào năm 2013, các giải đấu chuyên nghiệp của LMHT đã ít nhiều kết tinh. Yếu tố "random" đã tiêu tan trong cấu trúc giải đấu khu vực có tổ chức hơn của Riot. Một trong những khu vực nổi bật nhất bấy giờ dường như là Trung Quốc.

Sau khi chứng kiến Taipei Assassin chiến thắng tại CKTG 2012, có vẻ như các đội tuyển Trung Quốc sẽ vươn lên thành những đối thủ cạnh tranh hàng đầu với người Hàn Quốc. Và thực sự, có một đội đã làm được điều đó – Royal Club đã tiến vào trận chung kết của giải CKTG 2013 để cạnh tranh ngôi vô địch với đội tuyển huyền thoại SK Telecom T1.

Nhưng sau đó mọi thứ sụp đổ vào năm 2014. Royal Club vẫn tiến vào trận chung kết, nhưng họ chỉ phải vượt qua những người đồng hương là EDG và OMG tại tứ kết và bán kết. Họ được coi là đối thủ thực sự của Samsung White trong trận chung kết, đội đã phải đánh bại người anh em cùng nhà là Samsung Blue để đến được đó. Uzi đã giúp cho Royal Club có một chiến thắng danh dự tuyệt vời trong ván đấu thứ 3, nhưng tất cả chỉ có thế, người chiến thắng cuối cùng vẫn là SSW.

Những thay đổi lớn đã xảy ra tại LPL sau CKTG 2014 và EDG luôn là đội đi đầu làn sóng. Họ đã tuyển cho mình ADC người Hàn "Deft" đến từ Samsung Blue và người đi đường giữa vừa vô địch thế giới là "PawN" từ Samsung White. Đó là sự kết hợp tuyệt hảo giữa hai carry của Samsung, và trong một giải đấu, tất cả dường như đều tốt đẹp.

Thời kỳ huy hoàng

LMHT: Không góp mặt tại CKTG 2019, nhưng EDG vẫn là cái tên gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều đội tuyển - Ảnh 4.

Cuối năm 2014, mảnh ghép cuối cùng của EDG được lắp lại với sự gia nhập của người chơi hỗ trợ Meiko. Đội tuyển giờ đây là sự pha trộn hoàn hảo của tài năng Trung Quốc và Hàn Quốc. Meiko hợp tác với người đi rừng Clearlove để tạo thành xương sống chiến lược cho đội. Deft và PawN là hai carry chính trong team trong khi người đi đường trên Mouse chỉ có nhiệm vụ là giữ cho mình sống sót.

Đội hình đó đã giành chiến thắng trong trận chung kết LPL Mùa xuân. Đó là lần đầu tiên trong một chuỗi dài những thành công trong nước cho EDG. Phong cách của họ - rất nhanh và khát máu - rất phù hợp với khu vực. Họ thích chơi xoay quanh đường giữa và mạng chiến công đầu thường đạt được trong năm phút đầu tiên. Trên thực tế, theo thời gian, rất nhiều cách họ chơi đã được thể hiện trong phong cách của những người khác, từ việc giao tranh đường giữa của IG hay thiên thướng chấp nhận rủi ro của G2. Bạn không biết điều gì sẽ xảy ra trong một trận đấu với EDG, nhưng bạn biết nó chắc chắn sẽ rất thú vị.

Tại MSI 2015, viềm vui khi xem EDG thi đấu cuối cùng cũng được cụ thể hóa bằng những chiến thắng. Họ đã có một vòng bảng tương đối dễ dàng, chỉ để thua duy nhất một đội là SKT. Nhưng sau đó, SKT đã phải vật lộn trong việc kiểm soát bản đồ khi đối đầu với Fnatic ở trận bán kết, và EDG đã đánh hơi được mùi máu. Sau năm ván đấu kịch tính của trận chung kết, họ đá đánh bại SKT để lên giành được danh hiệu quốc tế đầu tiên.

Nhiều người dự đoán rằng đó chỉ là khởi đầu của một thế hệ thống trị mới của Trung Quốc. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Ở vòng bảng tại CKTG, EDG thua cả hai game trước SKT và trông thực sự không tốt một chút nào. Không ai thực sự bất ngờ khi họ bị đánh bại 3-0 ở tứ kết bởi một đội Fnatic đã bất bại trong LCS EU mùa hè đó.

Cách chúng ta ghi nhớ về EDG

LMHT: Không góp mặt tại CKTG 2019, nhưng EDG vẫn là cái tên gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều đội tuyển - Ảnh 5.

Những thất bại dai dẳng của EDG tại CKTG trong vài năm qua đã định nghĩa họ. Hết lần này đến lần khác, họ đã đến với hy vọng cao chỉ để cuối cùng bị nghiền nát theo những cách tàn bạo. Vào năm 2016, họ đã đi vào một cơn thịnh nộ tuyệt đối tại LPL, tích lũy kỷ lục 16-0 chỉ bao gồm năm trận thua và hạ RNG 3-0 trong trận chung kết. Sau đó, họ thua trận CKTG đầu tiên của họ không phải vì một đội tuyển Hàn Quốc hay châu Âu, mà là INTZ, đại diện đến từ khu vực "yếu" nhất của LMHT thế giới – WildCard.

Khi Mouse rút khỏi giải đấu vì tình trạng khẩn cấp của gia đình, hy vọng mong manh của họ tiến vào tứ kết đã chính thức bị nghiền nát. Năm sau, mọi chuyện còn tồi tệ hơn: họ thậm chí còn không thể thoát khỏi vòng bảng.

Năm ngoái, không phải chịu bất cứ áp lực thắng thua nào nữa, EDG một lần nữa ngã ngựa ở tứ kết. Các đội khác thể hiện lối chơi của họ, chẳng hạn như nhà vô địch IG, chỉ đơn giản là làm điều đó tốt hơn. Thật mỉa mai khi đội tuyển LPL cuối cùng giành được chiến thắng CKTG lại mang một phong cách có hương vị EDG rõ rệt. Năm nay, EDG không phải một nhân tố nổi bật tại LPL, và hoàn toàn không có gì bất ngờ khi họ thậm chí vắng mặt tại CKTG.

Như đã nói ở trên, điều chúng ta nên nhớ về EDG không phải là những thất bại thảm hại của họ trong quá khứ hay nuối tiếc vì sự sụp đổ của họ trong hiện tại. Cái chúng ta nên nhớ là phong cách và lối chơi của họ vẫn được bắt gặp ở hầu hết những đội tuyển hàng đầu ngày nay. Lối chơi nhanh và khát máu của họ một lần nữa được các đội tuyển tái hiện, do đó có thể họ vắng mặt tại CKTG, nhưng chúng ta vẫn có thể bắt gặp hình bóng của họ đâu đây.