LMHT: Đây là 5 tuyển thủ vừa chuyển nhà đáng theo dõi nhất tại LCS Bắc Mỹ mùa Xuân 2018

Hoàng Hôn  - Theo Helino | 08/01/2018 09:30 PM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Trong số rất nhiều những vụ chuyển nhượng đã diễn ra tại LCS Bắc Mỹ, người hâm mộ có thể dễ dàng nhận thấy những cái tên sẽ thu hút được nhiều sự chú ý nhất.

Sau tất cả, làn sóng chuyển nhượng ồ ạt diễn ra tại Bắc Mỹ suốt 2 tháng qua cuối cùng đã tạm lắng xuống. Nhiều đội tuyển mới xuất hiện, những cựu binh cùng cả những tân binh đã tìm được bến đỗ cho riêng mình. Có thể nói, đây chính là một trong những mùa giải nhiều biến động nhất từ trước đến nay tại khu vực này. Tất cả nhờ việc thương hiệu LCS đã chính thức được thương mại hóa.

Trong số rất nhiều những vụ chuyển nhượng đã diễn ra tại LCS Bắc Mỹ, người hâm mộ có thể dễ dàng nhận thấy những cái tên sẽ thu hút được nhiều sự chú ý nhất.

Svenskeren – Cloud9


Svenskeren trong màu áo C9

Svenskeren trong màu áo C9

Dennis “Svenskeren” Johnsen đã kết thúc 2 năm thi đấu của anh cho TSM sau khi đội tuyển này có được sự phục vụ của MikeYeung. Bất ngờ hơn khi anh trở thành người đi rừng cho Cloud9 , đối trọng lớn nhất của TSM tại khu vực Bắc Mỹ.

Sau khi ra mắt kể từ năm 2013, TSM chính thức có tới hai đối thủ lớn nhất. Đối thủ chính đầu tiên phải kể đến là CLG, sau khi rất nhiều tuyển thủ đã rời bỏ TSM để đến với đội tuyển này và ngược lại, ngay sau mùa giải đầu tiên. Theo góc nhìn như vậy, có thể thấy hiện tại Team Liquid cũng là “cái gai trong mắt” với TSM bởi sự xuất hiện của Doublelift. Đỉnh cao châm ngòi cho sự thù hằn giữa hai đội tuyển chính là việc cả hai đội bắt đầu đá xoáy nhau trên mạng xã hội thời gian gần đây.

Trên thực tế C9 mới chính là đối thủ chính nhiều duyên nợ của TSM bởi hai lý do đơn giản. Dù rằng mối quan hệ này không được chú ý nhiều bởi hai đội hiếm khi động tới nhau bên ngoài, nhưng thực tế cả TSM lẫn C9 là hai đội gặp nhau nhiều nhất tại những trận chung kết LCS trong khoảng 5 năm trở lại đây. Lý do thứ hai đó chính là dù TSM thành công hơn ở đấu trường quốc nội nhưng bằng một cách nào đó, C9 mới là người có thành tích tốt hơn tại đấu trường quốc tế.

Vụ chuyển nhượng của Svenskeren cũng phần nhiều do anh bị đội tuyển cũ của mình đẩy đi và việc gia nhập C9 sẽ khiến cuộc đối đầu giữa hai ông lớn này thêm phần kịch tính. Cả Sven và C9 đều cần phải chứng minh bản thân trong mùa giải này. Một bên với mong muốn khiến TSM phải hối hận còn một bên muốn chứng minh họ đủ sức cạnh tranh cho danh hiệu vô địch. Tất cả sẽ đặt lên vai của Svenskeren , với khả năng dẫn dắt của anh và độ ăn ý với đường trên mới Eric “Licorice” Ritchie.

MikeYeung – TSM

Trường hợp của MikeYeung không tới mức bi kịch như của Svenskeren, anh hoàn toàn là một lựa chọn tự do được TSM đưa về. Là một tân binh nổi bật trong màu áo của Phoenix1 tại Mùa Hè 2017, bất chấp cả việc thành tích của Phoenix1 có thảm hại, MikeYeung vẫn là tân binh xuất sắc nhất của mùa giải cũng như chiếm một suất thi đấu tại All-stars. Không thể phủ nhận rằng anh là một bản hợp đồng đầy tiềm năng.

Tiềm năng đó đã thu hút sự chú ý của đội tuyển vĩ đại nhất LCS Bắc Mỹ, bất chấp việc anh còn rất trẻ và thiếu kinh nghiệm khi thi đấu. Với một đội tuyển tầm cỡ cũng như năng lực quản lý tốt, một tài năng trẻ có thể nhanh chóng trau dồi và học hỏi để sớm trưởng thành hơn so với danh hiệu “tân binh xuất sắc nhất“. Không may, đội tuyển tầm cỡ ở đây mà chúng ta nói đến lại là TSM, một nơi nổi tiếng không hề yên ả với những người đi rừng khi áp lực từ những kỳ vọng của người hâm mộ là vô cùng lớn.

Rõ ràng kinh nghiệm là một điểm trừ của MikeYeung. Và với TSM, với những fan hâm mộ luôn trực trào một cơn thịnh nộ sau những lần thất bại muối mặt tại CKTG, có thể nói một tài năng trẻ non nớt sẽ sớm thành vật tế thần trong trường hợp phong độ của họ không được cải thiện. Ngay cả những người đóng góp lâu năm như Sven còn phải chịu cảnh đó thì ngôi sao “một mùa” như MikeYeung đủ hiểu áp lực là ghê gớm như thế nào.

Để có được thành công, trước tiên anh phải học cách bỏ qua những lời phán xét từ cộng đồng. Khoan hãy lo về những mục tiêu như MSI, CKTG hay cả việc làm sao để thay thế được Svenskeren. Nhiệm vụ đầu tiên của anh là phải học hỏi và trưởng thành để trở thành một người đi rừng hoàn thiện rồi mọi vấn đề khác mới xử lý tiếp được.

Ryu – 100 Thieves


Ryu đã thi đấu không thành công ở P1

Ryu đã thi đấu không thành công ở P1

Trong khi MikeYeung ra đi như một phát hiện tuyệt vời của Phoenix1 thì ngôi sao kỳ cựu Yoo “Ryu” Sang-wook lại là một nỗi thất vọng lớn lao.

Ryu từng là một trong những người chơi đường giữa xuất sắc nhất thế giới, nhưng những tháng ngày vinh quang cùng KT Rolster Bullets của anh đã dần trôi vào dĩ vãng. Kể từ năm 2014, sự nghiệp của anh chưa lúc nào được thăng hoa như trước. Mùa giải gần nhất mà có thể coi là thành công với Ryu chính là 2016, khi anh cùng với Andrei “Odoamne” Pascu đã giúp H2K Gaming lọt tới bán kết tại CKTG. Mặc dù vậy, nó vẫn còn rất xa vời so với những màn trình diễn thời anh còn ở KT.


Ryu cần tìm lại phong độ ở mùa giải tới, ít nhất phải ngang ngửa thời điểm thi đấu cho H2k

Ryu cần tìm lại phong độ ở mùa giải tới, ít nhất phải ngang ngửa thời điểm thi đấu cho H2k

Năm 2017 thậm chí còn tồi tệ hơn với Ryu. Gia nhập Phoenix1 với rất nhiều kỳ vọng nhưng những gì anh làm được là giúp đội nhà cán đích thứ 3 tại Mùa Xuân và bắt đầu những tháng ngày sa sút ngay khi LCS Mùa Hè bắt đầu để rồi khiến Phoenix1 nhận lấy vị trí bét bảng.

Lý do cho phong độ yếu kém như vậy của Ryu vẫn chưa được giải đáp. Đã có thời điểm anh phải nghỉ thi đấu tới 2 tuần tại LCS Mùa Hè vừa qua bởi lý do liên quan đến sức khỏe. Nhiều khả năng, anh thấy kiệt sức và không thể duy trì tối đa phong độ của mình. Anh mệt mỏi với chính bộ môn này hay do những áp lực từ màn trình diễn nghèo nàn, tất cả đều có thể nhưng quan trọng một điều, đó là giờ Ryu đã sẵn sàng trở lại.


Meteos sẽ phải đặc biệt để tâm tới Ryu

Meteos sẽ phải đặc biệt để tâm tới Ryu

Năm nay, anh xuất hiện trong đội hình của 100 Thieves với sự góp mặt của rất nhiều những cựu binh khác. Có thể kể tới như Kim “Ssumday” Chan-ho, William “Meteos” Hartman, và Zaqueri “Aphromoo” Black. Nếu Ryu có thể đạt phong độ đỉnh cao hay ít ra là như mùa giải 2016, anh chắc chắn sẽ biến đội hình này thành một ứng cử viên cho chức vô địch. Bằng không, mọi thứ sẽ cực kỳ tồi tệ bởi toàn đội sẽ phụ thuộc rất nhiều vào phong độ của Ryu ở mùa giải này.

Fly – FlyQuest

Song “Fly” Yong-jun từng trải qua đủ những ngọt bùi cay đắng tại LCK, dưới màu áo của hai đội tuyển là KT Rolster và Longzhu Gaming. Mùa giải 2016, anh thể hiện khá tốt khi thi đấu cho KT nhưng nó chỉ dừng lại ở mức trung bình khá. Đến 2017, anh chuyển tới đầu quân cho Longzhu nhưng mọi thứ đã không còn suôn sẻ như trước.

Tại đây, anh bỗng dưng đánh mất mình và trở thành một đường giữa thi đấu thất vọng nhất tại LCK. Để rồi, sau khi LCK Mùa Xuân kết thúc, Longzhu cũng nhanh chóng thay thế anh bằng một tài năng đã sớm được cả thế giới chú ý, Bdd. Về phần mình, Fly cũng quyết định chuyển tới thi đấu tại Challengers Series Bắc Mỹ để dưỡng sức cũng như chờ một cơ hội mới sau khi mùa hè 2017 kết thúc.

Tại một giải đấu không mấy áp lực như Challenger Series, Fly nhanh chóng tìm được vị thế của mình trong màu áo của Gold Coin United. Cũng nhờ sự xuất sắc của anh, Gold Coin United đã đánh bại được eUnited để đăng quang chức vô địch CS Bắc Mỹ mùa hè 2017.

Nếu phong độ đó của anh được giữ nguyên tại FlyQuest, cùng với người đồng đội và cũng là đồng hương Flame, họ sẽ đủ khả năng để giúp cho FlyQuest tiến xa tại mùa giải 2018 này.

Licorice – Cloud9

Tốt xấu thế nào vẫn chưa rõ nhưng chắc chắn một điều, tân binh mới toanh mà Cloud9 trình làng ở vị trí đường trên đã, đang và sẽ thu hút được rất nhiều sự chú ý ở mùa giải tới. Áp lực là vô cùng lớn, bởi thành công hay thất bại của C9 sẽ đi cùng với tiềm năng cũng như phong độ của chàng trai này.

Có thể nói, không một đội tuyển nào tại Bắc Mỹ có thể đủ sức so kè với TSM về cả lịch sử cũng như năng lực cạnh tranh thực sự như Cloud9. Vài năm trở lại đây, C9 có phần sa sút và điều đó liên quan tới vị trí đường trên của họ rất nhiều. Họ đã từng thử sức với cả Jung “Impact” Eon-yeong và Jeon “Ray” Ji-won ở mùa giải 2017, mục tiêu là để hoàn thiện 2 hệ thống chiến thuật riêng biệt xoay quanh đường trên. Tuy nhiên, kết quả như các bạn thấy, vô cùng thê thảm.


Ray không quá thành công ở C9 và hiện đã gia nhập EDG

Ray không quá thành công ở C9 và hiện đã gia nhập EDG

Cả Impact lẫn Ray dường như đều rất khó hòa nhập và họ cũng không thể tạo nên ảnh hưởng đủ lớn như kỳ vọng của ban huấn luyện bên phía C9. Nửa số người hâm bộ đổ lỗi cho Ray và họ tin rằng những trận mà Ray thi đấu, Impact là người có thể làm tốt hơn. Và nửa còn lại, những người ủng hộ Ray, cho rằng anh nên được tạo cơ hội nhiều hơn để có thể trở nên hoàn thiện.

Cuối cùng thì không ai trong số họ còn thi đấu cho C9 nữa. Và Licorice sau khi được lựa chọn, nghiễm nhiên trở thành người đi đường trên chính thức cho Cloud9 ở mùa giải sắp tới.


Licorice liệu có làm người hâm mộ C9 quên đi được Impact?

Licorice liệu có làm người hâm mộ C9 quên đi được Impact?

C9 đã ươm mầm Licorice từ mùa giải 2016 trong đội hình tham dự Challenger Series của họ với hy vọng anh sẽ sớm trở thành trụ cột trong đội hình ở LCS. Anh rời đi trước khi mùa giải 2017 bắt đầu để gia nhập eUnited và cũng là để tự tìm cho mình một con đường thực sự để tiến lên LCS từ dưới đáy. Licorice đã thể hiện rất ấn tượng, cả ở eUnited lẫn C9 Challenger nhưng để thành công tại LCS lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

Giờ đây, thăng hạng hay xuống hạng đã không còn là vấn đề nữa và C9 đã quyết định trao cho Licorice cơ hội mới. Anh trở thành một trường hợp có thể coi là khá đặc biệt khi được ra mắt tại LCS Mùa Xuân năm nay. Nếu Licorice có thể vượt qua được những áp lực và thể hiện mình như khi còn chơi ở Challenger Series cũng như có một thái độ học hỏi đúng đắn, anh có thể trở thành nhân tố mà C9 đang tìm kiếm bấy lâu.