- Theo Trí Thức Trẻ | 29/07/2017 12:27 PM
Mới đây, thông tin về việc thay đổi suất đánh GPL đã gây xôn xao cộng đồng Liên Minh Huyền Thoại Đông Nam Á. Với khán giả Việt Nam, đương nhiên là sự vui mừng với việc nước nhà có tận 2 suất đánh GPL. Nhờ đó cơ hội để chúng ta có mặt ở ngày hội Liên Minh Huyền Thoại lớn nhất hành tinh lại càng lớn hơn. Thế nhưng ngược lại, một số đội tuyển còn lại của Đông Nam Á đã không đồng ý quyết định này của Garena và đã kiến nghị lên Riot.
Tuy nhiên trong thông báo cách đây ít phút từ Garena, sẽ không có bất cứ thay đổi nào về 2 suất thì đấu GPL cho Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Riot đã không chấp nhận kiến nghị của 11 đội tuyển SEA.
Mùa hè năm nay, các đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á sẽ cùng nhau hội ngộ ở Bangkok này để chứng tỏ sức mạnh và quyết định xem ai sẽ đại diện cho khu vực tới tham dự Chung kết Thế Giới 2017. Các đội đại diện cho mỗi nước sẽ được quyết định trong những tuần sắp tới, bao gồm các giải : LGS của Indonesia, TLC của Malaysia, PGS của Philippine, SLS của Singapore, TPL của Thái Lan và VCSA của Việt Nam. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ lỡ những trận Chung kết của mỗi giải đấu này trong những tuần sắp tới!
Giải đấu GPL Mùa Hè 2017 sẽ bắt đầu được diễn ra online từ 11h ngày 21 tháng 8, vòng chung kết sẽ được diễn ra từ ngày 25 đến 27 tháng 8 năm nay tại Tầng 8 tòa nhà Muangthai GMM Live House. Thông tin về vé sẽ được cập nhật sau!
Suất thi đấu của khu vực GPL ở Chung Kết Thế Giới:
Sau các thay đổi đầu năm nay về cấu trúc của MSI và Chung Kết Thế Giới nên phong độ thi đấu của các khu vực sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc và suất thi đấu tại các giải quốc tế. Dựa trên các thay đổi này và việc đại diện GPL thi đấu tốt ở MSI nên GPL sẽ có hai suất tham dự Chung Kết Thế Giới. Đội hạng nhất GPL sẽ tham dự thẳng vòng bảng của Chung Kết Thế Giới với các khu vực lớn còn đội hạng nhì sẽ tham dự vòng Khởi Động với các khu vực nhỏ khác.
Thay đổi Suất thi đấu trong nội bộ giải GPL:
Như đã đề cập tới trong thông báo GPL mùa xuân, kết quả giải GPL sẽ có ảnh hưởng lớn hơn tới cấu trúc của các giải GPL diễn ra trong tương lai. Về cơ bản thì Garena cùng Riot sẽ xem xét lại cấu trúc giải GPL một thời gian ngắn sau khi giải đấu kết thúc. Trong trường hợp này, chúng tôi đã tổ chức đánh giá lần 2 sau kết quả thi đấu của đại diện Đông Nam Á tại MSI và sự hội nhập với các giải Quốc tế của khu vực.
Chúng tôi đã bắt đầu thảo luận từ cuối tháng 5 và tiếp tục điều đó cho tới khi ấn định thể thức mới này vào 12 tháng 7 vừa qua. Việc đánh giá này đã cho chúng tôi thêm cơ hội để xem lại mục tiêu dành cho khu vực GPL và liệu chúng ta đã hoàn thành các mục tiêu này hay chưa. Garena muốn tạo ra một giải đấu công bằng, đa dạng và thú vị để qua đó thể hiện rõ rệt sức mạnh của khu vực Đông Nam Á. Điều này là rất quan trọng do khu vực GPL đã tiến gần hơn tới sân chơi Quốc tế.
Nhìn lại cơ cấu giải GPL Mùa Xuân 2016, chúng tôi tin rằng mình đã hoàn thành đa số các mục tiêu trừ việc thể hiện sức mạnh của khu vực. Trong lịch sử, các đội VCSA là các đội có sự thống trị trong khu vực với 3 chức vô địch liên tiếp trong thời gian 1 năm rưỡi thi đấu. Đồng thời họ cũng đoạt được 4/5 chức vô địch GPL kể từ Mùa Xuân 2015 với duy nhất 1 lần chịu thua trước đại diện Thái Lan. Những thành tích kể trên đã chứng minh rằng các đội VCSA là chìa khóa quan trọng trong tổng thể sức mạnh của khu vực Đông Nam Á.
Tại sao chúng tôi lại đưa ra thay đổi vào lúc này? Chúng tôi tin rằng các đội VCSA đã thi đấu ổn định tới mức độ mà một suất tham dự vòng Khởi Động của GPL dành cho đội hạng hai VCSA sẽ phản ánh chính xác hơn sức mạnh của các nước trong khu vực Đông Nam Á trong khi vẫn thể hiện sự công bằng và đa dạng của giải đấu. Với tinh thần này, đội hạng hai VCSA sẽ thi đấu ở vòng Khởi Động bên cạnh các đội vô địch từ 4 nước khác.
Trong quá trình xây dựng giải đấu, chúng tôi luôn cố cân bằng cả sự đa dạng và sức mạnh của các nước tham dự. Thái Lan và Việt Nam đã chứng minh phong độ ổn định của mình và chúng tôi đã thay đổi cấu trúc để phản ánh điều này. Mặc dù có lẽ Việt Nam đã xứng đáng có suất thứ hai kể từ giải mùa xuân vừa rồi nhưng lúc đó không có lí do chính đáng gì để thực hiện việc này cả. Trong trường hợp này, sự đa dạng còn quan trọng hơn sức mạnh của các nước tham dự.
Với những màn trình diễn đầy mạnh mẽ của các đội VCSA tại thời điểm này và việc có được thêm một suất tham dự Chung Kết Thế Giới thì việc dành thêm một suất tham dự GPL cho Việt Nam vào lúc này là chính đáng. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng những đội tham dự Chung Kết Thế Giới là những đội phản ánh chính xác nhất sức mạnh hiện tại của khu vực. Cho các đội mạnh nhất trong khu vực có được cơ hội thi đấu với nhau là cách công bằng nhất để đạt được mục tiêu này.
Trong bảng dưới đây chúng ta có thể thấy kết quả của giải đấu GPL trong 5 mùa vừa qua. Các đội ở VCSA đã thể hiện phong độ cao và ổn định với nhiều đại diện cũng như ở những giải đấu khác nhau. Các đội ở TPL là các đội có phong độ gần bằng VCSA nhưng lại không vượt trội được như họ. Kết quả của các nước còn lại thì tỏ ra rải rác hơn.
Về thời gian thông báo của chúng tôi:
Với tinh thần hợp tác, chúng tôi nhắm tới việc giữ liên lạc với các đội chuyên nghiệp khắp khu vực Đông Nam Á và cung cấp cho họ những thay đổi then chốt trong suốt mùa giải để nhận được phản hồi (ví dụ như việc cấm 10 tướng, thay đổi của GPL Mùa Xuân). Tuy nhiên lần này chúng tôi đã mắc sai sót do việc liên lạc giữa chúng tôi với một số đội đã không được chu toàn nên một số bên đã nhận được thông báo muộn hơn dự kiến. Chúng tôi nhân thấy rằng thời điểm thông báo lần này không phải là tối ưu nhất nhưng dù sao thì chúng tôi cũng tin rằng kết cấu giải đấu như thế này là giải pháp tốt nhất đối với khu vực ở thời điểm hiện tại.
Những thay đổi về Thể thức thi đấu của GPL
Tương tự như các thay đổi ở giai đoạn mùa xuân, các thay đổi lần này là kết quả đến từ phong độ của khu vực và sự hội nhập mạnh mẽ với khu vực quốc tế.
Các thay đổi bao gồm:
Đội đứng hạng hai của VCSA sẽ có một suất tham dự vòng Khởi Động GPL. Bổ sung thêm trận đấu loại để xác định được đại diện thứ hai tới với Chung Kết Thế Giới của khu vực Đông Nam Á.