- Theo Trí Thức Trẻ | 27/05/2016 11:26 AM
(Bài viết tiết lộ trước nội dung của Batman v Superman; Captain America: Civil War và một số bộ phim bom tấn khác)
Chưa bao giờ chúng ta chứng kiến một cuộc cạnh tranh lớn đến thế trên màn ảnh rộng, giữa những ông lớn của dòng phim siêu anh hùng. Gần đây nhất người ta chứng kiến sự đối đầu trên mặt trận phòng vé của Batman v Superman: Dawn of Justice và Captain America: Civil War. Mặc dù vậy với cả hai bom tấn, người ta không chỉ nhắc tới những khác biệt về quan điểm chính trị và cách tổ chức, mà còn là cái giá bằng mạng người sau mỗi trận chiến siêu anh hùng bỏ lại.
Với Marvel, đó là lời cảnh tỉnh cay đắng sau những đống đổ nát bỏ lại khắp nơi trên Trái Đất sau trận chiến với Ultron trong Avengers: Age of Ultron hoặc những nỗ lực để ngăn người ngoài hành tinh tấn công Trái Đất. Trong khi đó, Batman mới (Ben Affleck) chất vấn Superman về trách nhiệm với tính mạng của hàng ngàn người trong cuộc chiến với tướng Zod. Nhưng đó không phải là mất mát về thường dân duy nhất trong tác phẩm của Zack Snyder.
Chứng kiến sự tàn phá bừa bãi của Man of Steel và đòi hỏi công lý, Batman lại trở thành một kẻ giết người tàn nhẫn. Trong khi một số fan truyện tranh tin rằng đây mới là một Batman trung thành với nguyên tác, thì có một thực tế tất cả đã bỏ qua.
Cho dù Batman này có phù hợp với tạo hình trong truyện hay không, một Batman giết người hoàn toàn phù hợp với những đồng nghiệp siêu anh hùng trên màn ảnh: một thể loại kiểu mẫu mặc đồng phục và áo choàng cùng đạo đức tỉ đô. Thậm chí đã từng là ngọn hải đăng khi nhân loại rơi vào tăm tối, Batman giờ đây cho chúng ta thấy không thể trở thành một siêu anh hùng nếu không giết người, thậm chí người xem giờ đây còn chẳng nhận ra.
Zack Snyder giới thiệu một Batman sát thủ
Với những ai đủ may mắn để tránh được một cuộc cãi vã nảy lửa về ý định của Zack Snyder trong Batman v Superman, thì họ vẫn không tránh được ý nghĩ rằng giờ đây Batman trên màn ảnh DC đã không còn là Batman "từ chối dùng súng hay giết người" giống như việc Superman giết chết kẻ thù trong Man of Steel.
Zack Snyder và Warner Bros. đang xây dựng một vũ trụ điện ảnh nơi các siêu anh hùng và siêu ác nhân tập hợp, chia sẻ một cốt truyện và thế giới giao thoa. Ở đó, hai biểu tượng của DC đã trở thành hai kẻ giết người. Với BvS, Superman – biểu tượng của Chúa trong lòng nhân loại đến từ bầu trời vốn biểu hiện bản chất tốt đẹp ngay từ lần đầu tiên đặt chân tới hành tinh này, đã bẻ gẫy cổ kẻ thù. Với BvS, chúng ta thấy đứa trẻ ngày nào từng chứng kiến bố mẹ bị giết ngay trước mặt đã thề không hạ sát bất kì sinh mạng nào – nay nổi điên và ra tay không chút thương tình với tội phạm tại Gotham.
Sau khi những cú sốc đã qua đi, chúng ta phải tự đặt cho mình câu hỏi: Trong nền điện ảnh nơi những studio kiếm hàng trăm triệu đô la từ những anh hùng phô diễn sức mạnh và… giết kẻ xấu, tại sao chúng ta không được thấy câu chuyện dưới một góc độ khác?
Bối cảnh là mấu chốt? "Giết người" không phải lúc nào cũng là "Sát nhân"?
Dạo quanh một vòng các bộ phim bom tấn có thể thấy ý niệm của khán giả về việc giết chóc trên phim khác hẳn so với ngoài đời. Chúng ta mặc định "phản diện" xứng đáng bị tiêu diệt bởi anh hùng.
Ít nhất đó là lời giải thích đủ hiểu, cho những anh hùng bắt buộc phải giết hoặc làm bị thương kẻ thù để anh ta còn xuất hiện tiếp trong phim. Wolverine nổi tiếng vì anh ta là một cỗ máy giết chóc đột biến (tất nhiên là không giết người vô tội). Điều tương tự cũng xảy ra với Deadpool, chỉ là thêm rất nhiều trò đùa nhại.
Tương tự thì Ethan Hunt (Tom Cruise) trong Mission: Impossible, Jason Bourne (Matt Damon) hay John McClane (Bruce Willis) của Die Hard có thể giết những kẻ ngáng đường mà không cần suy nghĩ nhiều. Còn khán giả thì sẽ không nghĩ những hành động đó có liên quan gì tới đạo đức sự vô tội hay tính toàn vẹn. Đây là điều mà các siêu anh hùng vẫn làm đấy thôi, những cái chết đó rốt cuộc cũng không "ảnh hưởng tới hòa bình thế giới".
Star Wars: Để trở thành anh hùng ngày nay, tay bạn phải dính máu
Nếu bạn là siêu anh hùng của một bộ phim về mình, khả năng cao là bạn cũng đồng nghĩa với một kẻ giết người. Có thể không phải là một sát nhân, chuyện đó để khán giả và tòa án phán quyết. Nhưng thật kinh ngạc khi nhìn nhận vấn đề theo góc độ thử tính toán xem bao nhiêu mạng người đã bỏ khi siêu anh hùng bước lên bục vinh quang của họ. Kể cả khi, vũ khí của các siêu anh hùng chĩa vào trẻ em và phần lớn trong số chúng thậm chí còn chẳng có nổi khoảnh khắc kịp để thông cảm.
Trước đây chẳng ai thèm nhỏ lấy giọt nước mắt cho các Stormtrooper trong loạt Star Wars gốc. Ý niệm đó đã thay đổi khi Star Wars: The Force Awakens giới thiệu với khán giả một Stormtrooper mới, FN-2187 (John Boyega) – bị bắt cóc khi là một đứa trẻ và được nuôi dưỡng bởi phe bóng tối – Lực lượng thứ Nhất. Có được đào tạo hay không thì Finn cũng "xách dép" chạy sang phe chính nghĩa. Finn cùng Rey và đội anh hùng của mình quay sang giết hàng trăm lính Stormtrooper mà không đắn đo nhiều.
Thông thường thì sự tồn tại của những lực lượng quần chúng phe phản diện thường chỉ làm "bịch bông" để các siêu anh hùng thể hiện. Lực lượng này càng "vô diện" trước mắt khán giả bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng nên nhớ rằng, bộ phim đã chỉ ra rằng không phải mọi đứa trẻ bị bắt cóc và đào tạo bởi phe bóng tối đều kết thúc ở một kẻ vô tri. Việc đề cập đến trường hợp Finn ngụ ý rằng anh không phải là trường hợp duy nhất thức tỉnh biết nhận ra cái gì là đúng sai.
J.J Abrams và đồng sự đã đưa ra được một điểm vô cùng thú vị vào trong bộ phim mới của mình, khi chỉ ra những người đàn ông phụ nữ sau bộ giáp trắng không phải tất cả đều vô danh. Thực tế là đã có những anh hùng ẩn dưới bộ đồng phục đó.
Thế nhưng những anh hùng cần ai đó để giết. Vì vậy chỉ vài phút sau, những nhà làm phim đã trở về với những stormstrooper vô danh, mà cái chết của họ được ăn mừng bởi phe đại diện chính nghĩa và có lẽ cả khán giả.
(Phần 2: Những kẻ giết người của Marvel và Điều gì sẽ xảy ra khi người ta bắt đầu biết để ý đến mạng người?)
(Theo Kênh14)