- Theo Helino | 26/02/2019 09:00 PM
Chẳng biết từ bao giờ mà nền tảng đồ họa quá đỗi ấn tượng hãy những câu chuyện li kỳ, kịch tính của dòng game offline đã chẳng còn là sức hút quá lớn với giới game thủ nữa. Final Fantasy, Devil May Cry, Gear of War, Resident Evil… tất tần tật các siêu phẩm năm nào cũng khó mà cạnh tranh nổi với loạt tin tức về tướng mới xuất hiện trong LMHT hoặc Dota 2. Trên hết, người ta đổ dồn sự quan tâm về giới tuyển thủ game online nhiều gấp trăm lần so với việc một cái tên từng lừng lẫy khắp thế giới được remake lại ở phiên bản HD.
Sự chú ý của cộng đồng game thủ Việt giờ đây không còn nằm ở dòng game offline nữa
Có lẽ, ngày mà game offline vắng bóng khỏi thị trường Việt Nam cũng chẳng còn xa. Đề tài mà đám trẻ bàn luận bây giờ hiếm khi xuất hiện những cụm từ quen thuộc "Mày đánh qua chương mấy, đã giết được con trùm chưa?". Thay vào đó, từ khóa LMHT, LQ Mobile và cả Dota 2, CS:GO phủ sóng khắp mọi nơi. Ý tưởng về việc ngồi ru rú ở nhà một mình để tìm cách "phá đảo" tựa game offline giờ đây khéo còn bị coi là "dở hơi" cũng nên. Lại có lẽ, chúng ta, giới game thủ Việt đang cần thời gian để thay đổi tư duy chơi game chăng?
Thay vì bỏ thời gian khám phá hết cốt truyện của game offline
Vấn đề tăng tương tác giữa người chơi không còn quá xa lạ với các nhà phát hành bởi từ lâu, họ đã làm ra tính năng Multiplayer. Cơ hội để gặp mặt, so tài và chứng tỏ tài năng chơi game đã được trao cho game thủ ở nhiều sản phẩm độc đáo, nổi tiếng rồi. Thế nhưng, tại thị trường Việt Nam, tâm lý chơi game có khác biệt hơn so với thế giới. Họ đam mê tranh đấu, quyết không chịu thua kém bất kỳ ai song lại "lười" trong việc phân bổ thời gian.
...thì họ lại mong muốn được hòa mình vào các trận chiến đông người, nhanh gọn và có cơ hội thể hiện bản thân hơn
Một game thủ Việt bình thường khó mà dành ra nhiều tiếng đồng hồ trong ngày để dấn thân vào cuộc diệt quỷ của gã Dante "sói ca". Dù vậy, cũng chính game thủ ấy lại sẵn sàng bỏ ra dù chỉ 20 phút nghỉ trưa để làm vài ván LMHT. Số lượng người chơi vẫn còn quan tâm đến thân phận bí ẩn của Ada Wong có lẽ chẳng quá được 10%.
Anh chàng này có lẽ chỉ được giới 8x, 9x đời đầu biết tới là ai mà thôi
Thay vì chỉ tạo ra những dịch vụ xã hội hóa cho game thủ được tương tác với nhau, xem thành tích và gọi bạn bè vào chung một trận đấu thì nay, nhiều NPH đã đổi mới, tạo ra nhiều sản phẩm MMO và khoác lên cho chúng bộ cánh đồ họa bóng bẩy với lối chơi có chiều sâu không kém gì những tựa game offline như trước đây. Ví dụ đơn giản như CS:GO chính là phiên bản nâng cấp dành cho hàng nghìn người chơi của Counter Strike vậy.
Câu hỏi đặt ra là: "Tại sao phải ngồi tự kỷ chơi một mình khi tôi có thể chơi online?"
Chỉ trong vài năm, số lượng những trò chơi như thế tăng đột biến. Tạo ra game mới chưa đủ thì họ chuyển thể game cũ từ offline lên online. Đến cả Age of Empires (hay còn được gọi thân thương là Đế Chế) - dòng game chiến thuật được xem là rất khó đem lên di động cũng đã có những hậu bối để thỏa mãn người chơi.
Những sản phẩm MMO được khoác bộ cánh đồ họa bóng bẩy với lối chơi có chiều sâu không kém gì những tựa game offline như trước đây bắt đầu ra đời
Một ví dụ khác là Long Đồ Bá Nghiệp - tựa game SLG không chỉ được game thủ Việt yêu thích mà còn từng đoạt lấy rất nhiều giải thưởng danh giá cấp Châu Á. Nó minh chứng rất rõ cho việc game thủ giờ đây không muốn chỉ ngồi "tự kỷ" xây quân đánh thành "Bot" nữa mà khao khát một quy mô lớn hơn, hoành tráng hơn, nơi mà quân số lên tới cả trăm vạn, người chơi kết minh với nhau để chiếm đoạt cả Thần Châu…
Bạn đọc có thể tìm hiểu về Long Đồ Bá Nghiệp tại ĐÂY.
Thậm chí, có những sản phẩm còn lên tới tầm nghệ thuật
Trên thế giới, những "siêu phẩm không có phần chơi đơn" đang làm mưa làm gió và ở Việt Nam thì khái niệm phải tìm "crack" để chơi game đã đi vào dĩ vãng rồi. Thậm chí, nhiều người chơi có điều kiện còn bỏ một khoản tiền không nhỏ để mua game "chính chủ" với đầy đủ các tính năng online nhằm thỏa mãn cái nhu cầu giao lưu, tương tác. Họ dần chấp nhận việc trả tiền để có được trải nghiệm xã hội hóa chứ không phải trả tiền để chơi game "một mình".
Bỏ tiền để được trải nghiệm tính xã hội hóa
"Người chơi game offline chắc chắn sẽ chơi game online, người chơi game online lại chưa chắc đã chơi game offline". Chỉ một câu nói nhưng lại rất đúng với thị trường Việt Nam nói riêng cũng như thị trường quốc tế nói chung. Liệu sẽ có ngày game offline trở thành cụm từ xa lạ với giới game thủ Việt trong tương lai? Vấn đề có lẽ chỉ còn là thời gian mà thôi…