Lãng mạn hóa bệnh lao phổi, trào lưu điên rồ nhất trong lịch sử loài người

Green  - Theo Nhịp Sống Việt | 25/03/2020 11:17 AM

Thế nhưng có một giai đoạn trong lịch sử loài người, do sự hiểu biết hạn hẹp về y khoa lẫn trình độ dân trí, người ta tôn vinh căn bệnh lao phổi và biến nó trở thành chuẩn mực của cái đẹp.

Ai cũng mong muốn mình được khỏe mạnh và rõ ràng khi bị bệnh thì hoàn toàn chẳng có gì lãng mạn cả. Thế nhưng có một giai đoạn trong lịch sử loài người, do sự hiểu biết hạn hẹp về y khoa lẫn trình độ dân trí, người ta tôn vinh căn bệnh lao phổi và biến nó trở thành chuẩn mực của cái đẹp. Từ niềm tin sai lầm này, giới quý tộc Châu Âu đã tạo ra bao chuyện dở khóc dở cười còn nổi tiếng đến tận ngày nay.

Lãng mạn hóa bệnh lao ở cuối thế kỷ 19

Cuối thế kỷ 19 là thời kỳ phát triển cực thịnh của chủ nghĩa lãng mạn. Tầng lớp quý tộc Châu Âu gần như nhìn nhận mọi thứ trong cuộc sống qua lăng kính hồng, kể cả bệnh tật. Vì triệu chứng của bệnh lao bao gồm việc người bệnh gầy gò, xanh xao, môi đỏ và má ửng hồng do sốt liên tục, người ta đã gán ghép cho nó trở thành một chuẩn mực đẹp đẽ, đầy thi vị.

Lãng mạn hóa bệnh lao phổi, trào lưu điên rồ nhất trong lịch sử loài người - Ảnh 1.

Thậm chí, trong một số tác phẩm thơ ca nổi tiếng, điển hình là tác phẩm của Much Ado About Nothing (tạm dịch: Có gì đâu mà rộn) của William Shakespeare sáng tác vào thế kỷ 16, đã xuất hiện cụm từ "a consumptive love" (tạm dịch: một tình yêu héo hon) để miêu tả về người đang bị bệnh lao. Từ một căn bệnh chết người vào thời đó, hiểu biết hạn hẹp cộng với óc sáng tạo của con người, lao được xem như căn bệnh tương tư tình ái.

Lãng mạn hóa bệnh lao phổi, trào lưu điên rồ nhất trong lịch sử loài người - Ảnh 2.

Ngoài William Shakespeare, lao còn được nhắc đến trong cuốn "Anatomy of Melancholy" của Robert Burton thông qua câu chuyện về hoàng tử Antiochus. Antiochus yêu Stratonice – mẹ kế của chàng. Tuy nhiên vì đây là một mối tình không nên có, vì thế Antiochus đã kìm nén tất cả cảm xúc và mắc bệnh lao ái tình. Tất nhiên, các miêu tả cổ của người Hy Lạp đều chỉ ra những đặc điểm của căn bệnh "lao ái tình" này trùng khớp với triệu chứng bệnh lao phổi. Thậm chí, cho đến thời Charles II, thầy thuốc Gideo Harvey vẫn miêu tả trong cuốn sách của ông như sau: "khi các cô hầu đột nhiên xương hàm nhô ra và đôi mắt vô hồn, họ chắc chắn là đang yêu."

Những niềm tin tai hại của con người trong thế kỷ 18

Nếu thế kỷ 19 xem bệnh lao đại diện cho cái đẹp thì vào thế kỷ 16, 17, 18, bệnh lao còn được ưa chuộng vì đức tin tôn giáo. Nhiều người cho rằng thời gian mắc bệnh cho đến khi phát bệnh và tử vong của lao khá chậm, nên đó sẽ là một sự ra đi nhẹ nhàng, sạch sẽ cũng như không vướng bận bất cứ điều gì. Người bị bệnh sẽ dư dả thời gian chuộc lại mọi lỗi lầm khi còn sống, chào tạm biệt người thân,… Do đó, có một bộ phận không ít người còn cầu mong được nhiễm bệnh.

Lãng mạn hóa bệnh lao phổi, trào lưu điên rồ nhất trong lịch sử loài người - Ảnh 3.

Váy phồng ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ, bắt nguồn từ chuẩn mực đẹp kiểu "lao phổi"

Còn đối với phụ nữ, sự mảnh mai về hình thể được đề cao ở thời điểm này. Và vô tình sao, bệnh lao lại đem đến điều đó. Thậm chí, các miêu tả về chuẩn mực đẹp thời Victoria như "da trắng, môi đỏ, mắt sáng, má hồng" trên thực tế đều trùng khớp với biểu hiện của bệnh lao. Thế là người tin rằng bệnh lao đại diện cho sự mong manh và hấp dẫn ở người phụ nữ. Niềm tin sai lầm này khiến nhiều quý bà, quý cô ở tầng lớp thượng lưu thời Victoria tìm đến hàng loạt biện pháp làm đẹp cực đoan như bôi thạch tín để da dẻ trắng bệch, mặc corset và váy phồng để tạo cảm giác thân hình thanh mảnh… hậu quả là sức khỏe của phụ nữ ở thời kỳ này bị sa sút rất nhiều.

Lãng mạn hóa bệnh lao phổi, trào lưu điên rồ nhất trong lịch sử loài người - Ảnh 4.

Corset bó eo cho thanh mảnh, cũng kinh dị không kém

Nếu ở phụ nữ, lao đại diện cho cái đẹp, thì lao ở nam giới lại trở thành dấu hiệu cho sự thông minh, sáng tạo. Tuy chẳng có cơ sở nào chứng minh điều này, song nhiều người mặc định các quý ông mắc bệnh lao sẽ trở nên thông minh, sáng tạo và mang tâm hồn thi ca hơn.

Lãng mạn hóa bệnh lao phổi, trào lưu điên rồ nhất trong lịch sử loài người - Ảnh 5.

Các quý ông bị lao được xem là thông minh và sáng tạo

Tóm lại, đã có một thời gian con người chạy theo trào lưu lãng mạn hóa bệnh lao đến mức điên rồ, đồng nhất nó vở vẻ đẹp cũng như vị trí xã hội cao quý. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh rằng bệnh lao là căn bệnh cực nguy hiểm, chứ chẳng hề đẹp đẽ như người ta đã nghĩ.