15 logo của những công ty game nổi tiếng

Vinh Đặng & Hồng Phượng  | 24/04/2011 05:00 PM

Trong số 15 công ty này, có những tên tuổi gần như thống trị của thị trường game một thời gian dài. Nhưng liệu bạn biết rằng logo của hãng đã có những thay đổi trong suốt cả thời gian từ khi thành lập đến hiện tại?

Tuần trước, công ty phát triển game Rare đã đổi logo vàng của họ từ thời Donkey Kong CountryGoldeneye sang một thiết kế mới, hiện đại hơn trong dịp kỷ niệm 25 năm thành lập. Trước sự thay đổi đó, khá nhiều người bất ngờ bởi logo mới lần này của Rare khác biệt rất nhiều so với logo cũ khi gần như thay đổi toàn bộ diện mạo bên ngoài của công ty. Tuy nhiên, Rare không phải là trường hợp đầu tiên trong ngành game có sự thay đổi như thế.
 
Dưới đây là danh sách 15 công ty với logo ban đầu và hiện tại. Bạn thích cái nào nhất trong số chúng?
 
1. Rare
 
Tổng giám đốc của Rare cho biết: “Chúng tôi cảm thấy đây là thời điểm để có một hình ảnh mới cho một công ty giải trí có nhiều sự đổi mới và đầy tính sáng tạo và có thể được giữ trong vòng 25 năm tới”. Nhưng có lẽ Rare cũng nên nhớ rằng thời hoàng kim của họ gắn liền với logo vàng và những game cho hệ máy Nintendo 64.
 
 
2. SEGA
 
Trước khi trở thành một công ty game, Sega là công ty chuyên sản xuất máy móc bên trong những máy game thùng, logo cũ của họ trông khá cổ điển và có font chữ dùng trong những banner thời trung cổ.
 
 
3. LucasArts
 
Trước khi logo với hình ảnh người đàn ông đứng trước mặt trời xuất hiện, LucasArts được biết đến với cái tên “LucasFilm Games” với một logo hoàn toàn khác. LucasArts chỉ chính thức xuất hiện từ dự án Rebel Assault vào năm 1991 và logo hiện tại cũng không còn quá khô cứng.
 
 
4. Valve
 
Bạn nghĩ logo nào trong hai logo sau đây của Valve nhìn “ngầu” hơn? Một cái van trong mắt một người đàn ông râu ria và gầy gò xuất hiện từ phiên bản đầu củaHalf Life hay một chiếc van gắn vào sau đầu của một vận động viên vật tự do cơ bắp.
 
 
5. Square-Enix
 
Khi Square và Enix sát nhập vào năm 2003, khi đó màu sắc chủ đạo của Square vẫn được giữ nguyên. Nhưng hình ảnh mờ ảo phía sau logo đó vẫn khiến nhiều người còn thắc mắc.
 
 
6. Namco – Bandai
 
Từ hai logo có dáng vẻ khá mạnh mẽ và mang nhiều nét truyền thống, logo mới của cả hai sau khi sát nhập trông như sự kết hợp của hai con trùng Amip màu vàng và đỏ. Ngoài ra bạn có để ý đến sự tương đồng trong logo cũ của Bandai và Adobe không?
 
 
7. Blizzzard
 
Trước khi có tên gọi như ngày nay, Blizzard có tên là “Silicon & Synapse” có linh vật là hình ảnh một bộ óc mang giày và đeo mắt kính. Sau lần thay đổi hoàn toàn diện mạo công ty từ năm 1994, logo Blizzard vẫn được giữ nguyên cho đến hiện tại.
 
 
8. Funcom
 
Cha đẻ của Age of Conan, Funcom, đã thay đổi logo có hơi hướng của những năm 90 bằng một logo dạng tròn và có màu sắc làm chúng ta nghĩ đến logo của… LG.
 
 
9. EA
 
Có lẽ, logo cũ của “ông trùm” EA sẽ làm nhiều người cảm thấy khó hiểu. Theo Wikipedia thì rất nhiều người đã hiểu nhầm hình vuông, hình tròn, hình tam giác thành EOA. Nêu E là đại diện cho “Electronic”, A là “Art” thì họ không thể hiểu được O mang nghĩa gì, trừ khi là chữ o trong từ “Electronic”.
 
Thậm chí, trong những email tin tức gửi cho khách hàng trước đây, hãng còn tạo ra một trò đùa về logo của mình, cho biết hình tròn là biểu tượng cho một “trái bóng” bị kẹt trong ổ đĩa mềm nay đang phình to lên trên màn hình của chúng ta.
 
 
10. Epic Games
 
Trở lại thời điểm hãng được gọi là “Epic MegaGames”, logo của họ thực sự rất ấn tượng, tuyên bố họ sẽ là “cái tên mới trong làng giải trí trên máy tính” cùng việc bố trí các mảng màu hợp lý. Còn ngày nay, nó được thiết kế lại dạng huy hiệu gắn liền với các tựa game hành động và bắn súng nổi tiếng.
 
 
11. THQ
 
Sự xuất hiện của hai nhân vật Ren và Stimpy nổi tiếng trong logo cũ của THQ khiến fan hâm mộ không thể “đành lòng” tìm đến các hãng game khác.
 
 
12. SNK
 
Kể từ khi bỏ đi những nét nhô ra trước chữ N và K đến nay, logo của hãng được nhận xét là rất tuyệt, cùng với đó là đưa ta trở về ngọn nguồn của cuộc chiến giữa SNK và Capcom, hai đại gia trong lĩnh vực sản xuất game đối kháng.
 
Bắt nguồn từ năm 1998, khi tạp chí Arcadia có bài đánh giá về game The King of Fighters ’98 (SNK) và Street Fighter Alpha 3 (Capcom) cùng ra mắt ở một thời điểm. Độc giả đã đọc nhầm bìa báo vốn là KOF vs. SF, ngụ ý có một game đối kháng lấy cảm hứng nhân vật từ hai trò chơi trên.
 
 
13. Bethesda
 
Cha đẻ của các dòng game nổi tiếng như The Elder ScrollsFallout 3 lại từng có một logo mang hơi hướm của loạt phim “Kẻ hủy diệt”.
 
 
14. Ubisoft
 
Logo bên trái được sử dụng trong thập kỷ 90, còn logo bên phải được đưa vào sử dụng năm 2003, đánh dấu một kỷ nguyên “ăn nên làm ra” của hãng.
 
 
15. Nintendo
 
Có thể bạn đã biết rằng trước khi Nintendo chuyển sang làm game, họ là nhà sản xuất bài. Hán tự Kanji trên logo cũ của hãng có nghĩa là “làm việc chăm chỉ, nhưng cuối cùng vẫn nằm trong bàn tay của bàn tay Đấng tối cao”. Và đây cũng có vẻ như là một sự miêu tả thích hợp nhất cho các trải nghiệm đối với game Nintendo.
 
 
Tham khảo: Geekosystem