Là đệ tử chân truyền của Khổng Minh, người đời vẫn xem Khương Duy như “bi kịch tài năng của Thục Quốc”

Cuồng 3Q  - Theo Helino | 22/05/2019 08:29 PM

3Q Ai Là Vua
07/05/2019 NCB: Trung Quốc NPH:

Rất nhiều ý kiến cho rằng, Khương Duy chỉ là một lựa chọn sai lầm của Gia Cát Lượng và cũng là người đã khiến nước Thục đi đến diệt vong…

Những ngày gần đây, trong cộng đồng fan cuồng Tam Quốc, cái tên Khương Duy lại bất ngờ nổi lên như một trào lưu. Nguồn gốc của sự kiện này chính là do sức mạnh của ông trong tựa game 3Q Ai Là Vua quá xuất sắc, thậm chí còn nhiều lần "cân team", một mình chống lại cả thế giới. Rất nhanh chóng, đã có nhiều ý kiến tranh cãi về việc ưu ái nhân vật này hơn cả các đại tướng nổi trội như Quan Vũ, Triệu Vân hay Lữ Bố. Họ cho rằng, cuộc đời Khương Duy vốn là bi kịch, là thất bại, không thể viên mãn như võ thánh hay chiến thần, cung cấp cho ông mạnh khủng khiếp như thế này hóa ra lại làm mất hình tượng đi ít nhiều.

Là đệ tử chân truyền của Khổng Minh, người đời vẫn xem Khương Duy như “bi kịch tài năng của Thục Quốc” - Ảnh 1.
Là đệ tử chân truyền của Khổng Minh, người đời vẫn xem Khương Duy như “bi kịch tài năng của Thục Quốc” - Ảnh 2.
Là đệ tử chân truyền của Khổng Minh, người đời vẫn xem Khương Duy như “bi kịch tài năng của Thục Quốc” - Ảnh 3.

Những ngày gần đây, Khương Duy đang là cái tên được nhắc đến rất nhiều giữa cộng đồng fan Tam Quốc, nguồn gốc xuất phát từ sức mạnh bá đạo của vị tướng này trong 3Q Ai Là Vua

Vốn dĩ có những ý kiến trái chiều như thế này là do một phần nhỏ người chơi chưa hiểu được hết những câu chuyện nhỏ của thời Tam Quốc. Ở thời điểm ấy, sau khi các trụ cột đại tướng ngày trước đã ra đi, Khương Duy phải mang gánh nặng giữ nước mà chẳng có ai để sẻ chia cùng. Có lẽ, phần diễn giải dưới đây của bạn Hiệp Vương (game thủ 3Q Ai Là Vua) sẽ phần nào giúp người đọc có cái nhìn khách quan hơn về cuộc đời của Khương Duy chăng?

Trận chiến thắng vượt trình của game thủ 3Q Ai Là Vua, tâm điểm chú ý là ở Khương Duy

Bi kịch tài năng của Thục Quốc, vì đâu nên nỗi?

Nhiều sử học gia cho rằng, Khương Duy là người có tài, rất có tài nhưng lại sinh nhầm thời, vào cái lúc mà đến Gia Cát Lượng cũng chẳng thể cứu vãn nổi tình thế nữa. Vốn từ ban đầu, thân phận của ông là hàng tướng, một bước lên đỉnh cao quyền lực trên cả nhiều cựu tướng Thục, quan lộ rõ ràng rất rộng mở, đủ để thấy tài năng của ông cao, sâu đến mức nào.

Là đệ tử chân truyền của Khổng Minh, người đời vẫn xem Khương Duy như “bi kịch tài năng của Thục Quốc” - Ảnh 5.

Khương Duy vốn là vị tướng rất tài năng

Trong thời điểm nhà Hán đã gần suy vong, Lưu Thiện là hôn quân, gian thần thì bày mưu tính kế, trong ngoài loạn phản, Khương Duy dù muốn cũng chẳng thể làm được gì. Hãy nhìn tấm gương của Mã Siêu, công trạng đầy rẫy, ấy thế mà cũng phải xin về quê để rồi chết trong u uất. Chính các cuộc đấu tranh nội bộ liên miên mới là thứ đã giết chết nhà Thục Hán, vì sao người ta lại đổ hết cho Khương Duy?

Là đệ tử chân truyền của Khổng Minh, người đời vẫn xem Khương Duy như “bi kịch tài năng của Thục Quốc” - Ảnh 6.

Ông được chính Gia Cát Lượng truyền dạy

Tấm lòng trung thành lại chỉ được Gia Cát Lượng nhìn thấu

Khổng Minh từng quan sát rất nhiều viên tướng để tìm kiếm những nhân vật có đủ sức gánh vác sau này cho Thục Hán. Không phải tự nhiên mà ông lại lựa chọn Khương Duy để truyền dạy binh thư. Trong "Khương Duy Truyện", từng có đoạn miêu tả như sau: "Khương Bá Ước có kiến thức về quân sự, lại gan dạ, hiểu đạo lý, được lòng binh sĩ. Người này có lòng với Hán thất, tài cán hơn người". Đây là những phẩm chất quan trọng để được lọt vào tầm ngắm của vị quân sư tài ba, lỗi lạc nhất thời Tam Quốc.

Là đệ tử chân truyền của Khổng Minh, người đời vẫn xem Khương Duy như “bi kịch tài năng của Thục Quốc” - Ảnh 7.

Đền thờ Khương Duy

Dù vậy, các tướng sau này lại không nhiệt huyết với Khương Duy như năm xưa người thầy của ông từng làm. Hoạn quan Hoàng Hạo lộng quyền, các chư thần đều phản đối Khương Duy Bắc phạt Tào Ngụy, khiến cho ông khó lòng cống hiến được thêm, đành rút quân về Đạp Trung. Về sau, Khương Duy đã hết sức ngăn cản đại quân Chung Hội tiến đánh Thành Đô nhưng Đặng Ngải lén tập kích, Gia Cát Chiêm bị giết, Lưu Thiện đầu hàng, quân Khương Duy cũng vô phương đối phó.

Là đệ tử chân truyền của Khổng Minh, người đời vẫn xem Khương Duy như “bi kịch tài năng của Thục Quốc” - Ảnh 8.

Cuộc đời của ông bị xem là bi kịch, tài năng nhưng sinh nhầm thời

Là hàng tướng mà ly gián được 2 đại tướng của Ngụy

Một trong những câu chuyện khiến người đời sau ấn tượng nhất về Khương Duy là việc dù đã thua trận, ở trong trận địa địch, bị giam giữ, Khương Duy vẫn có thể thuyết phục Chung Hội phản Ngụy, tái lập Lưu Thiện làm hoàng đế. Dù phải nếm trăm cay đắng, tấm lòng Khương Duy vẫn hướng về Thục Hán, tràn trề hy vọng phục quốc, được như vậy thế gian liệu có mấy ai?

Là đệ tử chân truyền của Khổng Minh, người đời vẫn xem Khương Duy như “bi kịch tài năng của Thục Quốc” - Ảnh 9.
Là đệ tử chân truyền của Khổng Minh, người đời vẫn xem Khương Duy như “bi kịch tài năng của Thục Quốc” - Ảnh 10.

Có lẽ NSX 3Q Ai Là Vua ưu ái cho Khương Duy sức mạnh bá đạo như vậy cũng phần nào để giải nỗi oan mà người ta cứ gán ghép cho ông

Đáng tiếc thay, kế hoạch vốn đã vẹn toàn, nay lại thất bại cũng chính bởi Chung Hội. "Khương Duy tử, Hán vong", sử đã ghi chép như thế và quả không sai chút nào. Một con người được coi là trụ cột nhà Thục Hán, đã cố gắng hết sức để cứu vãn lại tình hình nhưng rồi cũng chẳng thể xoay chuyển được vận mệnh. Có lẽ số mệnh nhà Hán cũng đến lúc phải dừng lại ở đấy thôi.