- Theo Helino | 08/06/2018 08:00 PM
Theo những khảo sát gần đây, gu chọn game của một cậu nhóc 15 tuổi và của một gã trung niên 27 tuổi khác nhau hoàn toàn. Nếu như thời trẻ, chúng ta được bạn bè rủ rê chơi game nhập vai, hành động đông vui, “đánh nhau” nhiều, so kè khả năng bằng nạp tiền, may mắn thì khi lớn tuổi hơn, nhiều người lại đánh giá nhau với kỹ thuật, trình độ. Hiểu đơn giản, anh chàng 27 tuổi kia sẽ thích đấu trí hơn là đấu nạp.
Chính vì lẽ này, thường thường, giới game thủ già dặn sẽ tìm đến các tựa game chiến thuật để được thỏa sức suy nghĩ, căn ke ra những lối chơi đúng chất của riêng mình. Ở đó, họ không phải cạnh tranh với đám loi choi “trẻ trâu” ngày xưa nữa. Cuộc chơi giờ đây chỉ còn lại những cái đầu nhiều nếp nhăn nhất mà thôi!
Game bóng đá và game quản lý bóng đá là 2 thể loại đem đến trải nghiệm rất khác biệt cho giới game thủ
Vấn đề này dù không thật sự rõ ràng nhưng ai cũng ngầm thừa nhận. Nó càng đúng hơn khi xét về dòng game bóng đá và quản lý bóng đá. Nếu như phần lớn game thủ chơi PES hay FIFA vẫn thuộc độ tuổi từ 16 - 25 thì ở Football Manager hay Top Eleven, độ tuổi này đã tăng lên cao hơn chút đỉnh, từ 25 - 30 tuổi là chính.
Hãy cùng đọc qua một bài tâm sự của game thủ Đ.T trong cộng đồng người chơi Siêu Sao Sân Cỏ để hiểu rõ hơn lý do vì sao lại có sự khác biệt đến vậy:
Vẫn có rất nhiều bạn trẻ say mê PES hoặc FIFA
Nhưng thường chỉ có những "ông già" mới đam mê được Top Eleven, Football Manager hay Siêu Sao Sân Cỏ
Có ông nào như tôi không, ngày bé trốn học đi đá PES, giờ lớn đi làm rồi thì lại quay sang thích mấy trò quản lý bóng đá như Siêu Sao Sân Cỏ này.
Nói chẳng phải PR cho game đâu, tôi cũng chẳng biết gì về thằng game mobile này như các ông. Chỉ có điều là trước giờ tôi từng chơi qua rất nhiều phần của Football Manager với Top Eleven và đều cuồng cả. Thế nhưng mà, tại sao một thằng chỉ từng cắm mặt ở hàng PS để đá PES (tôi không thích FIFA) lại có thể chuyển sang dòng game chẳng có tí gì liên quan thế này?
Về cơ bản thì quản lý bóng đá chính là bạn được vào vai người huấn luyện viên
Chả biết từ bao giờ, cái thú vui hẹn hò cuối tuần ở hàng điện tử lại bị vùi dập bởi hàng tá công việc. Lúc đầu đội cùng đá bóng có tới 4 thằng, thế mà giờ gọi được một thằng đi chơi thôi cũng khó. Đứa thì làm ngân hàng, đứa thì làm bảo hiểm, cuối tuần vẫn ăn vài cái công tác với chả làm thêm việc như bình thường.
Thời gian ngồi phê pha với mấy trận bóng đã ít nay lại ít hơn. Hồi còn đại học, tôi còn thuộc cả chỉ số của từng cầu thủ trong PES 6 cơ, cái bản việt hóa huyền thoại ấy. Thế mà giờ nhìn PES mới nó lạ quá. Đẹp thì đẹp thật, mà có lẽ không phải gu của mình nữa rồi!
Bằng các chiến thuật của riêng mình, bạn phải dẫn dắt được đội bóng đến chiến thắng
Cho đến một ngày, rủ đi đá PES không thằng nào “ok” như mọi khi nữa, tôi mới biết là mình đã thành một thằng bị bỏ rơi. Chúng nó công việc, vợ con hết rồi, chơi bời sao được nữa.
Vậy thì vẫn đam mê trái bóng tròn, chơi gì cho đỡ tự kỷ bây giờ? Chính lúc này, vô tình lại tìm thấy một mẩu quảng cáo về Football Manager trên báo mạng. Thế là mới vào nghịch thử xem nó thế nào. Ban đầu vẫn tưởng mình được đá bóng cơ (thông cảm, tôi dốt tiếng Anh lắm). Sau mới biết là, từ đá bóng, phải chuyển sang thành quản lý rồi. Như kiểu hóa thân thành huấn luyện viên ấy!
Hãy thử sức ở những giải đấu tầm cỡ
Chơi được vài tháng, tôi rút ra một số điểm hay của cái dòng game này là: tiết kiệm thời gian, khá trí tuệ và hơn hết là rất… sướng. Cảm giác chiến thắng thằng bạn năm xưa đá PES lại không thể so với khi được chạm tay tới ngôi vô địch trong mấy loại game kiểu này.
Mô típ rất đơn giản, hệ thống cho bạn một đội hình nghiệp dư, muốn tuyển thêm cầu thủ hay tự rèn luyện đám tân binh đó là tùy. Miễn sao phải đăng ký cho đội đi giao hữu, đi thi đấu các thứ để sưu tầm cúp vô địch thôi.
Trong quản lý bóng đá, chiến thắng phụ thuộc rất nhiều vào các tùy chỉnh mà bạn đã cài đặt trước trận đấu
Nếu như trong PES hay FIFA, các chiến thuật là do bạn điều khiển cầu thủ mà ra thì trong quản lý bóng đá, chiến thuật sẽ là những tùy chỉnh được cài đặt ở đầu trận đấu. Bạn có quyền thay cầu thủ, tập trung tấn công hoặc phòng thủ, chỉnh đội hình, tiki taka các kiểu con đà điểu luôn cũng được.
Rồi là khi rèn đám cầu thủ trẻ nữa. Cứ tăng điểm chỉ số hợp lý cho bọn nó là sẽ thấy sự khác biệt ngay. Dòng game này khá quái khi mà cho tới hàng chục dòng chỉ số: sút, chuyền bóng, tạt bóng, kèm người… Nói chung là tùy theo vị trí sở trường mà cộng điểm. Đừng có cố xây một cầu thủ toàn diện chơi vị trí nào cũng được. Chả có đâu!
Và đừng quên, rèn luyện cho lứa cầu thủ trẻ tuổi
Đấy, tôi cứ tìm hiểu như thế rồi chả biết từ lúc nào lại bị “say” cái kiểu game này. Mấy thằng bạn bận không chơi được ư? Tôi có thể thi đấu với đối thủ quốc tế hẳn hoi. Ở Việt Nam tưởng ít mà cũng có lắm ông thích quản lý bóng đá phết đấy chứ. Group Siêu Sao Sân Cỏ này cũng được khưa khứa người tham gia rồi mà.
Cảm giác như, từ bóng đá chuyển sang quản lý bóng đá, thằng nhóc năm nào nay đã lớn vậy. Ngày xưa vô lo vô nghĩ, cứ cầm tay cầm lên là chiến thì bây giờ phải lo phong độ cầu thủ, phong độ đối thủ, sân vận động thi đấu, sân khách, sân nhà… bao nhiêu thứ. Thế mà vẫn ôm được hết đấy. Lại còn xem từng li từng tí để đoạt chiến thắng nữa chứ. Âu nó cũng là một cái thú vui riêng rồi.
Trải nghiệm cảm giác được trở thành Jose Mourinho cũng khá hay ho đấy chứ
Văn vẻ vậy thôi, mục đích chính vẫn là tìm các đồng chí có chung sở thích để thi thoảng rủ đi café, offline xã giao chút đỉnh. Thay vì ngồi đá PES thì anh em ta có thể ngồi bàn luận đội bóng cũng hay ho ra phết. Lại sắp World Cup rồi, nếu mà trốn được vợ ra ngoài xem cùng nhau thì quá tuyệt vời luôn.
Có thể thấy, mặc dù khá kén người chơi nhưng quản lý bóng đá là dòng game vẫn sống khỏe, sống thọ. Bởi những game thủ như Đ.T, họ yêu thích nó quá nhiều. Đây là thứ sức hút riêng của thể loại này, được trở thành vị huấn luyện viên tài ba, dẫn dắt đội bóng của riêng mình tới đỉnh cao thế giới. Nghe cũng hết xảy đấy chứ!
Bạn đọc có thể tìm hiểu về Siêu Sao Sân Cỏ tại: https://www.facebook.com/sieusaosanco.vn/.