Kỳ thị người đồng tính: vấn nạn gây nhiều tranh cãi trong làng eSports thế giới

Real Madrid  - Theo Helino | 15/07/2018 01:49 PM

Dù ở trong game hay ngoài thực tế, đây có lẽ vẫn là vấn đề dai dẳng và không có hồi kết.

Mới đây, một bình luận viên Esport tên là Frankie Ward đã được trao tặng giải thưởng “Presenter of the Year” tại lễ trao giải UK Esports Awards, và trong bài phát biểu tại lễ trao giải, cô đã tuyên bố: “Trong Esport, không có chỗ cho những lời lẽ lăng mạ, phân biệt đối với những người đồng tính hay khác giới”. Lời tuyên bố này của cô dựa trên một sự kiện khá nóng hổi trong Esport đã kéo dài đến cả tuần lễ: cuộc khẩu chiến giữa người chơi Esport chuyên nghiệp với các khán giả xung quanh chuyện một player CS:GO chuyên nghiệp – Mohamad “moE” Assad sử dụng từ “Faggot” (một từ lóng miệt thị người đồng tính) khi đang stream trên Twitch và ngay sau đó player này đã bị ban.

Kỳ thị người đồng tính: vấn nạn gây nhiều tranh cãi trong làng eSports thế giới - Ảnh 1.

Mohamad "moE" Assad

Bình thường thì những cuộc tranh cãi kiểu này luôn xuất hiện đầy rẫy trong các game Esport MOBA như League of Legends hay những game Battle Royale như PUBG, và khán giả cũng khá quen với điều này rồi. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà sự việc lần này lại trở nên nghiêm trọng như vậy và những tranh cãi xung quanh chuyện sử dụng những từ ngữ miệt thị, xúc phạm người đồng tính có nên được cho phép trong Esport đang kéo dài và dần căng thẳng hơn.

Sự việc diễn ra vào ngày 30/6, khi đang stream một ván đấu CS:GO, moE đã gõ từ “faggot” vào team chat rồi sau đó bày tỏ ý kiến rằng “dường như bây giờ chúng ta chẳng được phép nói những từ như kiểu faggot ấy nhỉ?”. Và rồi chỉ trong vòng 24 giờ, kênh của moE, với khoảng hơn 686000 người đăng ký đã bị khóa trong vòng 30 ngày.

Ngay ngày hôm sau, moE đã đăng tải ý kiến của mình về việc kênh bị khóa, đại ý nói rằng việc khóa kênh của anh là động thái xoa dịu những người phản đối việc kỳ thị người đồng tính trong Esport. Sau đó thì một bình luận viên Esport của Dot Esports - Duncan “Thorin” Shields – cũng đã lên tiếng bảo vệ moE và cho rằng mọi người đang phản ứng thái quá vì từ “faggot” nghĩa thực cũng chẳng liên quan gì đến việc miệt thị người đồng tính.

Một người nổi tiếng trên Youtube và Twitch khác là Sky Williams cũng lên tiếng về chuyện kênh của moE bị khóa, đại ý là anh cũng không đồng tình với phát ngôn của moE và rằng rõ ràng khi sử dụng từ “faggot”, moE đã có ý dùng nó với nghĩa bóng. Sang ngày hôm sau, một người chơi Esport khác là Sean “Day9” Plott cũng cho rằng Thorin nên lắng nghe nhiều nguồn hơn chứ không chỉ đơn thuần nghe từ moE.

MonteCristo, bình luận viên của giải đấu Overwatch thì viết: “Nhiều người đang cố tình hiểu sai một lời nói vì không quan tâm đến ngữ cảnh của lời ấy”. Đáp trả lại, Rod Breslau, một cố vấn Esport viết: “Cố tình hiểu sai? Cái quái gì thế? Đó rõ ràng là kỳ thị người đồng tính!”

Kỳ thị người đồng tính: vấn nạn gây nhiều tranh cãi trong làng eSports thế giới - Ảnh 2.

Quay trở lại năm 2012, khi nhà hài kịch Louis CK mở một cuộc tranh luận về từ “faggot” và rằng nghĩa bóng của nó từ đâu mà ra. Theo đó, Arnold Zwicky, một nhà ngôn ngữ học của Đại học Stanford đã nêu một giả thiết mà nhiều người biết đến nhất: “faggot” nghĩa gốc là chỉ một bó gậy đang bị đốt, ám chỉ về việc thiêu sống những kẻ dị giáo trên cọc. Zwicky sau đó còn đưa ra một giả thiết khác táo bạo hơn, đó là “một bó gậy” có thể ám chỉ “chổi” và sau đó ám chỉ “phụ nữ”, bởi vì “quét dọn là việc của phụ nữ”. Chính vì vậy, việc dùng từ “faggot” để nói về một người đàn ông được coi là xúc phạm, đó chính là nguồn gốc của việc mọi người dùng từ “faggot” để miệt thị những người đồng tính nam.

Thế nhưng, mọi chuyện đang đi quá xa một cách không cần thiết. Có một điều khá rõ ràng là cộng đồng LGBT đã quen với những từ ngữ có ý miệt thị như “queer” (đồng nghĩa với “gay” nhưng mang tính xúc phạm) hay “dyke” (mang nghĩa xúc phạm các lesbians) và thực sự ban đầu chúng có lẽ không mang nghĩa tiêu cực. Chúng mang nghĩa tiêu cực là do những người dùng chúng có ý muốn như vậy và cộng đồng LGBT thì có vẻ hơi “nhạy cảm” quá mức. Nếu như cộng đồng LGBT có thể học cách phớt lờ những từ ngữ đó thì dần dần chúng sẽ mất đi tính miệt thị và những việc như dùng chúng để bày tỏ sự giận dữ trong một ván game chẳng hạn, sẽ khó mà xảy ra.

Quay lại về chuyện của streamer moE, anh ta nói rằng “Tôi dùng từ faggot để chỉ những kẻ ngu ngốc, đại khái vậy thôi”, nhưng sau đó, trong lời xin lỗi, moE đã đính chính rằng “Tôi chưa bao giờ có ý định xúc phạm ai một cách quá đà cả. Với những người biết rõ tôi thì hẳn mọi người đã biết là tôi vốn không có vấn đề gì với những người đồng tính cả”. Mọi chuyện có vẻ đã êm xuôi, nhưng rõ ràng đây là một bài học cho moE khi “lỡ vạ miệng” động chạm đến một khía cạnh rất nhạy cảm.