Kingdom Come: Khi Superman trở thành biểu tượng của chủ nghĩa Siêu anh hùng

Hùng Lý  - Theo Helino | 27/06/2018 02:00 PM

Kingdom Come là một bộ truyện elseworld (thời bấy giờ, bây giờ thuộc hệ thống Earth 22) tuyệt vời đến từ sáng tác của Mark Waidvà nét minh họa đẹp như chụp ảnh của Alex Ross kể về một thời đại siêu anh hùng hoàn toàn khác hẳn với những gì chúng ta thường nghĩ đến mà gắn mác “siêu anh hùng”.

Và mặc dù đây là một đầu truyện kể về một thế giới mới lẫn hội nhóm siêu anh hùng, nhưng có lí do để người ta phải bảo rằng đây là “một trong những đầu truyện (liên quan) Superman hay nhất mọi thời đại” vì mọi thứ ở Kingdom Come xoay quanh rất nhiều về Superman. Nói không ngoa, đây có lẽ là Superman con người nhất và cũng là thần thánh nhất trong tất cả các phiên bản về Người Đàn Ông Thép.


Superman trong Kingdom Come con người nhất và cũng là thần thánh nhất trong tất cả các phiên bản về Người Đàn Ông Thép.

Superman trong Kingdom Come con người nhất và cũng là thần thánh nhất trong tất cả các phiên bản về Người Đàn Ông Thép.

*Độc giả chú ý sẽ có spoiler tình tiết truyện Kingdom Come

Ở phim Justice League, Superman có nói rằng Hy vọng như một con sông, nhìn cứ như nó sẽ chảy hết nhưng nó vẫn cứ luôn quay lại; và Superman của Kingdom Come cũng vậy. Ở thế giới ấy, dưới sự dẫn dắt của The Spectre và Norman McCay, chúng ta sẽ được thấy một thế giới mà giờ đây các siêu anh hùng mới chính lành những kẻ “dẫn dắt” cả thế giới. Vì một anh hùng tên là Magog đã không ngần ngại giết lũ tội phạm trừ hậu họa, Superman (và cả Justice League) đã giải nghệ vì không tìm được tiếng nói chung với cả dư luận lẫn các anh hùng trẻ- mặc cho vợ anh Lois Lane đã chết dưới tay của chính Joker- kẻ bị Magog sát hại. Người đàn ông đại diện cho hy vọng đã mất đi hy vọng.


Vì một anh hùng tên là Magog đã không ngần ngại giết lũ tội phạm trừ hậu họa, Superman (và cả Justice League) đã giải nghệ vì không tìm được tiếng nói chung với cả dư luận

Vì một anh hùng tên là Magog đã không ngần ngại giết lũ tội phạm trừ hậu họa, Superman (và cả Justice League) đã giải nghệ vì không tìm được tiếng nói chung với cả dư luận

Sau nhiều năm, Magog và các anh hùng mới tuy hành hiệp nhưng rất tàn độc và không để tâm đến sự an nguy của người khác, nhiều lúc họ lo đấu tranh với nhau vì quyền lực là nhiều hơn là thật sự giúp đỡ mọi người. Sự việc gây chấn động nhất có lẽ chính là việc gây ra một vụ rò rỉ hạt nhân tại Kansas. Khi mọi thứ đã quá tầm kiểm soát, Wonder Woman đã kêu gọi Superman- một Superman/ Clark Kent già cỗi hơn, mạnh mẽ hơn bao giờ nhưng cũng cạn kiệt ý chí quay lại để giúp đỡ mọi người vì anh vô cùng quan trọng.


Wonder Woman đã kêu gọi Superman- một Superman/ Clark Kent già cỗi hơn, mạnh mẽ hơn bao giờ nhưng cũng cạn kiệt ý chí quay lại để giúp đỡ mọi người vì anh vô cùng quan trọng.

Wonder Woman đã kêu gọi Superman- một Superman/ Clark Kent già cỗi hơn, mạnh mẽ hơn bao giờ nhưng cũng cạn kiệt ý chí quay lại để giúp đỡ mọi người vì anh vô cùng quan trọng.

Superman sau khi rất băn khoăn đã thật sự quay trở lại và dẹp loạn toàn bộ những kẻ tự nhận mình là anh hùng nhưng không hành động như anh hùng, tái thiết lập trật tự và đưa ra chủ nghĩa anh hùng đích thực- những ai không theo sẽ bị xem là tội phạm. Justice League lập ra cả một nhà tù đặc biệt là The Gulag để nhốt tất cả các metahuman vào đó. Hy vọng về một thế giới với các siêu anh hùng tốt đẹp của thế hệ cũ do Superman dẫn dắt đã trở lại, Superman vẫn luôn là vậy, là một tấm gương, là đầu tàu cho nhiều thế hệ anh hùng noi theo.

Tuy nhiên điều này không khiến nhiều người hài lòng, cả bạn lẫn thù. Magog dù quy hàng (do ân hận về sự việc ở Kansas) nhưng vẫn cho rằng chủ nghĩa anh hùng ấy quá lỗi thời. Batman cũng nói điều tương tự, nhưng anh bảo rằng quan trọng hơn là lúc này Superman đã trở nên đen tối và độc tài hơn, thậm chí theo kiểu kẻ mạnh đàn áp kẻ yếu phải phục mệnh mình (Sau bao năm phơi mình dưới ánh mặt trời vàng, Superman Kingdom Come cực kỳ mạnh và thậm chí “hết sợ” Kryptonite) nên Batman không việc gì phải chung chí hướng với Superman- Mặc cho Superman vẫn luôn luôn muốn cùng Batman chung tay vì thế giới.


Lex Luthor thì thậm chí lập ra Mặt trận tự do nhân loại (Mankind Liberal Front) với ý chống đối với cái chủ nghĩa siêu anh hùng. Và bạn có nhận ra người đàn ông mặc áo đỏ là ai không?

Lex Luthor thì thậm chí lập ra Mặt trận tự do nhân loại (Mankind Liberal Front) với ý chống đối với cái chủ nghĩa siêu anh hùng. Và bạn có nhận ra người đàn ông mặc áo đỏ là ai không?

Lex Luthor thì thậm chí lập ra Mặt trận tự do nhân loại (Mankind Liberal Front) với ý chống đối với cái chủ nghĩa siêu anh hùng, muốn đưa con người thoát khỏi sự kiểm soát của những kẻ hùng mạnh trên. Superman đã chưa bao giờ là một tên độc tài cưỡng chế, nhưng ai cũng thông cảm rằng để xây dựng tương lai, phải có sự hy sinh, phải có sự hiểu lầm, phải có đau đớn, và anh chỉ muốn giúp đỡ mọi người thôi mà không ai tin. Đến cả Orion- người đã trị vì Apokolips lúc này cũng bảo rằng sớm muộn gì những thứ Superman muốn xây dựng cũng sụp đổ.

Orion đã đúng. Mặc cho Batman đã khám phá ra âm mưu diệt trừ hết các siêu anh hùng của Lex, thì The Gulag vẫn bị phá vỡ bởi một Captain Marvel/Shazam mất kiểm soát, tất cả các metahuman đánh nhau một trận cực lớn gây hiểm họa cho tất cả mọi người, và Justice League buộc phải dùng biện pháp mạnh. Và người không hề muốn việc này xảy ra- việc các anh hùng phải nặng tay với nhau- vẫn là Superman. Anh tin vào sự hướng thiện của các anh hùng, anh không muốn phải ra tay với Billy Baston (Captain Marvel), anh chấp nhận chịu trận, bị sét của Captain Marvel đánh đến trọng thương vẫn kêu gọi Billy hãy bình tĩnh lại... Billy đã nghe tiếng gọi đó, và đã hy sinh chặn quả bom nguyên tử của những người phàm đang khiếp sợ trước sức mạnh của những vị thần.


Sau cuộc thả bom, Captain Marvel và những anh hùng khác đã hy sinh...

Sau cuộc thả bom, Captain Marvel và những anh hùng khác đã hy sinh...

Người viết có bảo Superman này là con người nhất, không phải vì anh ta chỉ lại yếu đuối bề thể xác như con người, mà về tâm trí anh ta không còn là một vị thánh nhân với đạo đức cao cả hoàn toàn, mà anh có tất cả hỉ nộ ái ố. Sau cái chết của Captain Marvel và những anh hùng khác trong công cuộc thả bom, Superman đã nổi giận thật sự, mang theo cơn lôi đình của một vị thần trút hết vào lũ người độc ác vô nhân dạo đã giết đi những kẻ chỉ vô tình lầm lỡ. Nhưng chỉ trong một khoảnh khắc quyết định giữa một tên sát nhân và một thánh nhân, Norman đã thuyết giảng Superman “Hãy tha thứ cho bản thân”, hãy từ bỏ sự tức giận và nỗi ân hận ấy vì sẽ không ai đi mà hiểu cho anh nếu anh lầm lỡ (hệt như những anh hùng kia).


Superman đã nổi giận thật sự...

Superman đã nổi giận thật sự...


...mang theo cơn lôi đình của một vị thần trút hết vào lũ người độc ác vô nhân dạo đã giết đi những kẻ chỉ vô tình lầm lỡ.

...mang theo cơn lôi đình của một vị thần trút hết vào lũ người độc ác vô nhân dạo đã giết đi những kẻ chỉ vô tình lầm lỡ.

Câu chuyện kết thúc với một bữa ăn ấm lòng tại nhà hàng Planet Krypton giữa The Trinity của DC, khi Clark và Diana thông báo về đứa con của họ và muốn Bruce Wayne làm cha đỡ đầu. Đến cả một kẻ cao ngạo, cứng đầu như Bruce khi nghe lời của Clark nói với mình mà còn phải cảm động, “Dù chúng ta có khác nhau đến mấy, tôi vẫn luôn luôn tin tưởng anh”.


Câu chuyện kết thúc với một bữa ăn ấm lòng tại nhà hàng Planet Krypton giữa The Trinity của DC, khi Clark và Diana thông báo về đứa con của họ và muốn Bruce Wayne làm cha đỡ đầu.

Câu chuyện kết thúc với một bữa ăn ấm lòng tại nhà hàng Planet Krypton giữa The Trinity của DC, khi Clark và Diana thông báo về đứa con của họ và muốn Bruce Wayne làm cha đỡ đầu.

Thế giới của Superman luôn được xây dựng bởi lòng tin và hy vọng, nhưng không chỉ là từ một phía vì chính Superman cũng luôn luôn có hy vọng là lòng tin với tất cả những thứ xung quanh mình. Superman trong vũ trụ Kingdom Come với tất cả sức mạnh lẫn tinh thần cao cả đã chứng minh được những điều tưởng chừng nhỏ nhoi mà vô cùng lớn lao đó.