Kiếm hiệp Kim Dung: Không phải Mai Siêu Phong đây mới là nữ đệ tử đẹp nhất của Hoàng Dược Sư

Quốc Tiệp- Người Đưa Tin  - Theo Trí Thức Trẻ | 13/04/2020 06:08 PM

Trong tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp, Trình Anh là chị họ của Lục Vô Song, thuở nhỏ được Hoàng Dược Sư cứu thoát khỏi tay Lý Mạc Sầu rồi được ông thu nhận làm đệ tử.

Những ai là fan của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung đều biết rằng nhân vật Hoàng Dược Sư là cha Hoàng Dung, ông rất yêu thương vợ Phùng Hằng. Sau khi bà qua đời, Hoàng Dược Sư lập mộ cho người vợ trẻ, đặt vào bên nàng những món đồ trân quý, đẹp đẽ nhất trên đời. Mỗi ngày ông đều đến mộ thăm người vợ yêu, thổi tiêu cho nàng nghe.

Kiếm hiệp Kim Dung: Không phải Mai Siêu Phong đây mới là nữ đệ tử đẹp nhất của Hoàng Dược Sư - Ảnh 1.

Hoàng Dược Sư là đảo chủ đảo Đào Hoa.

Hoàng Dược Sư là nhân vật tính tình quái dị, cổ quái, cô độc, làm mọi việc theo ý mình, thường chê bai cổ nhân. Võ công của ông cũng rất cao siêu, nhanh, chuẩn, lạ và đẹp. Sau lần Hoa Sơn luận kiếm thứ nhất, Hoàng Dược Sư được xếp vào Thiên hạ ngũ tuyệt (bên cạnh Trung Thần Thông Vương Trùng Dương, Nam Đế Đoàn Trí Hưng, Tây Độc Âu Dương Phong và Bắc Cái Hồng Thất Công), danh xưng là Đông Tà. Tiếp đến, Hoàng Dược Sư nhận 6 đệ tử là Khúc Linh Phong, Lục Thừa Phong, Trần Huyền Phong, Mai Siêu Phong, Vũ Thiên Phong và Phùng Mạc Phong.

Trong số các đồ đệ của Hoàng Dược Sư, Mai Siêu Phong là nữ đệ tử có dung mạo xinh đẹp. Mai Siêu Phong tên thật là Mai Nhược Hoa, là một cô bé trong trắng ngây thơ. Sau khi cha mẹ mất, bá phụ bá mẫu nhận về nuôi, về sau bán cho một nhà giàu họ Tưởng với giá 52 lạng bạc làm nô tì. Nhược Hoa càng lớn càng đẹp. Một hôm Nhược Hoa đang giặt quần áo thì bị lão Tưởng sàm sỡ. Bà Tưởng nổi ghen liền đánh đập và dọa móc mắt Nhược Hoa. Lúc đó Hoàng Dược Sư đi qua, đã trừng trị ông bà Tưởng và nhận Mai Nhược Hoa làm đồ đệ, đưa về đảo Đào Hoa và đổi tên thành Mai Siêu Phong. Sau này, vì yêu sư huynh Trần Huyền Phong, sợ sư phụ phát hiện nên cả 2 đã đánh cắp Cửu âm chân kinh rồi bỏ trốn khỏi đảo Đào Hoa.

Kiếm hiệp Kim Dung: Không phải Mai Siêu Phong đây mới là nữ đệ tử đẹp nhất của Hoàng Dược Sư - Ảnh 2.

Mai Siêu Phong là người có dung mạo xinh đẹp, nhưng do luyện Cửu âm bạch cốt trảo nên bị người trên giang hồ gọi là ma đầu.

Dù sở hữu dung mạo xinh đẹp, nhưng Mai Siêu Phong chưa phải là nữ đệ tử đẹp nhất của Hoàng Dược Sư, bởi sang đến tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp Hoàng Dược Sư đã nhận thêm một nữ đệ tử nữa tên là Trình Anh, nàng có dung mạo vô cùng xinh đẹp.

Ở phần đầu tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp, Lý Mạc Sầu tìm cách giết hại gia đình Lục Lập Đỉnh. Sau đó hai vợ chồng Vũ Tam Thông lại đứng ra bảo vệ con gái (Lục Vô Song) và cháu gái (Trình Anh) của Lục Lập Đỉnh, vì Lý Mạc Sầu định giết luôn 2 cô bé (Lục Vô Song bị thương ở chân). Lúc đó cô bé Quách Phù và Kha Trấn Ác trên đường đi tìm tung tích Hoàng Dược Sư ngang qua Giang Nam cũng ra tay giúp sức đánh Lý Mạc Sầu.

Quách Phù sai đôi chim điêu tấn công Lý Mạc Sầu. Lúc đó thì cậu bé Dương Quá xuất hiện cố gắng giải nguy cho 2 cô bé Trình Anh và Lục Vô Song, Lý Mạc Sầu định phóng ngân châm hạ độc Dương Quá nhưng không ra tay rồi bắt Lục Vô Song bỏ đi. Trong lúc đuổi theo Lý Mạc Sầu, Dương Quá do nghịch châm nên đã bị trúng độc. Trình Anh được cứu khỏi tay Lý Mạc Sầu bởi Hoàng Dược Sư, sau đó ông nhận nàng làm đệ tử.

Kiếm hiệp Kim Dung: Không phải Mai Siêu Phong đây mới là nữ đệ tử đẹp nhất của Hoàng Dược Sư - Ảnh 3.

Trình Anh có vẻ đẹp trong veo như ngọc bích.

Sau này lớn lên Trình Anh có vẻ đẹp trong veo như ngọc bích, sắc đẹp của nàng được ví như thanh trúc và cúc hoa (trong 4 loài hoa tượng trưng cho người quân tử). Trong một lần vô tình Trình Anh đã cứu thoát Dương Quá ra khỏi Loạn thạch trận khi chàng cùng mẹ con Hoàng Dung đang bị Kim Luân pháp vương vây khốn.

Trải qua nhiều hoạn nạn, Trình Anh yêu thầm Dương Quá nhưng không được đáp lại vì trong lòng của chàng chỉ có cô cô của mình là Tiểu Long Nữ. Ở Tuyệt tình cốc, nàng cùng với Dương Quá và Lục Vô Song ba người kết làm anh em. Sau này nàng cùng với Lục Vô Song và cô Ngốc ẩn cư ở vùng Gia Hưng. Trình Anh cũng cùng với sư phụ tham gia trận Nhị thập bát tú bảo vệ thành Tương Dương.