Không thể ngờ Thiếu Lâm Tự cũng có công phu sát nhân trong một nốt nhạc

JiveLive  - Theo Trí Thức Trẻ | 30/08/2016 09:30 PM

Độc Cô Cửu Kiếm Mobile
30/01/2016 NCB: Trung Quốc NPH:

Từ trước đến nay, từ phim ảnh đến tiểu thuyết đều dựng nên hình tượng các võ sư xuất thân từ Thiếu Lâm Tự mang võ nghệ cao cường, nhưng tuyệt nhiên không sát sinh hay có sát khí. Vậy mà những khám phá mới đây đã thay đổi quan điểm này.

Trong cuốn sách Phương pháp luyện ngạnh công và nhuyễn công của võ sư Hàng Thanh do nhà xuất bản Long An ấn hành năm 1990, Nhất chỉ thiền được liệt kê ở hàng đầu. Võ sư Hàng Thanh viết về nó: “ Nhất chỉ thiền là loại công phu âm độc rất nguy hiểm, luyện cho toàn lực tụ lại nơi một ngón tay. Khi hành công, kình phát ra, ngón tay chưa tới mà đối thủ đã bị thương trí mạng rồi. Do đó người chân chánh hiền đức ít ai chịu tập công phu sát nhân này, dù vậy khi luận về sự lợi hại thì Nhất chỉ thiền cũng được xếp hàng đầu”.

Thiếu Lâm Tự liệu có thể xuất hiện công phu hạ sát người khác trong chớp mắt?
Thiếu Lâm Tự liệu có thể xuất hiện công phu hạ sát người khác trong chớp mắt?

“Nhất chỉ thiền” là tên gọi của một loại nội công Thiếu Lâm. Người luyện loại nội công này thành thục có khả năng phát huy toàn bộ sức mạnh tụ lại nơi một ngón tay. Thậm chí, có lời đồn rằng chỉ những đồng nam mới có khả năng luyện thành công phu này. Để luyện Nhất chỉ thiền phải trải qua 3 giai đoạn có thể dễ dàng quan sát trực tiếp bằng mắt.

Ngón tay bất thường của những người luyện võ công kì dị này
Ngón tay bất thường của những người luyện võ công kì dị này

Đầu tiên dùng một quả chuông nặng từ 10 đến 20 kg lấy sợi dây treo lên sao cho thân chuông ngang với tầm tay với. Mỗi ngày, vào lúc sáng tinh sương và khi đêm tối thanh vắng là hai thời điểm rất thuận lợi để luyện tập. Người tập đứng trước chuông lập tấn. Sau đó dùng ngón tay trỏ điểm tới chuông, các ngón khác co lại. Lưu ý là việc điểm ra không được căng cứng tay hay cố sức đẩy chuông mà chỉ đưa tới như con rắn mổ tới mà thôi. Ban đầu, những cú điểm không làm xê dịch chuông nhưng cứ kiên trì rồi cũng làm được. Tập cho đến khi nào mà tay điểm chưa chạm tới chuông mà chuông đã rung thì coi như xong giai đoạn thứ nhất.

Hình minh họa cách thức tập luyện Nhất chỉ thiền
Hình minh họa cách thức tập luyện Nhất chỉ thiền

Đến giai đoạn hai, người luyện phải làm một phòng kín để tập. Cuối phòng đặt một cái bàn. Đến giờ tập, người tập vào phòng, thắp một cây nến đặt lên bàn rồi đứng ra xa mà hướng vào ngọn nến vung tay điểm tới. Sau một thời gian luyện tập, hễ tay vung ra là nến tắt phụt. Lúc đó thắp lên độ 4 ngọn nến rồi lần lượt điểm tới. Mỗi lần điểm tới làm tắt một ngọn thì giai đoạn 2 đã thành công.

Điểm tắt được nến từ xa đòi hỏi công lực rất cao
Điểm tắt được nến từ xa đòi hỏi công lực rất cao

Cuối cùng dùng một cái chụp đèn bằng giấy chụp lên ngọn nến rồi cũng đứng xa tập điểm ngón tay hướng vào ngọn nến. Lúc đầu nến tắt mà giấy cũng rách. Kiên trì luyện tập để chỉ nến tắt mà giấy không rách. Thành công được việc đó thì thay chụp giấy bằng chụp thủy tinh rồi tiếp tục tập.


Nhất dương chỉ có nhiều điểm rất giống với Nhất chỉ thiền của Thiếu Lâm Tự

Nhất dương chỉ có nhiều điểm rất giống với Nhất chỉ thiền của Thiếu Lâm Tự

Cho đến khi nào làm tắt nến bên trong chụp thủy tinh mà thủy tinh không hề gì thì công phu đã đại thành. Mặc dù vậy cho đến nay cũng chưa thấy ai biểu diễn công phu Nhất chỉ thiền này. Đôi khi có báo chí đăng có người dùng ngón tay trỏ đâm xuyên gỗ, đá và gọi đó là Nhất dương chỉ theo tên trong tiểu thuyết võ hiệp. Nếu so kết quả đó với lý thuyết môn Nhất chỉ thiền này thì thành quả đó mới chỉ tương ứng với giai đoạn thứ nhất.

Nhất dương chỉ dù lợi hại nhưng so với Nhất chỉ thiền chỉ là “muỗi”
Nhất dương chỉ dù lợi hại nhưng so với Nhất chỉ thiền chỉ là “muỗi”

Điều này dẫn đến một số câu hỏi đặt ra, liệu tuyệt chiêu Nhất dương chỉ trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung có phải được lấy cảm hứng từ Nhất chỉ thiền của Thiếu Lâm Tự? Và tại sao một môn phái mang danh chính tông, quang minh chính đại như Thiếu Lâm Tự lại tồn tại công phu ác ý như Nhất chỉ thiền có thể đoạt mạng kẻ khác trong tích tắc? Cho đến giờ, những câu hỏi này vẫn chưa thể lý giải được nhưng có thể khẳng định, cách thức xuất chiêu của 2 công phu là giống nhau nếu căn cứ vào các miêu tả trong tiểu thuyết và game online.

Nhất dương chỉ là một trong những công phu được thể hiện nhiều nhất trong game kiếm hiệp
Nhất dương chỉ là một trong những công phu được thể hiện nhiều nhất trong game kiếm hiệp

Trong Độc Cô Cửu Kiếm Mobile, trò chơi hội tụ 60 bộ bí kíp nổi tiếng hàng đầu trong kiếm hiệp Kim Dung, Nhất dương chỉ được mô tả là một chiêu tấn công bằng khí được hội tụ ở đầu vũ khí, hoặc tay của nhân vật. Tạo nên một vùng sát thương hình quạt về phía đối phương đồng thời tăng thêm điểm phá giáp cho bản thân.

Bí kíp Nhất dương chỉ trong Độc Cô Cửu Kiếm Mobile bao gồm 4 thức
Bí kíp Nhất dương chỉ trong Độc Cô Cửu Kiếm Mobile bao gồm 4 thức

Tương tự như thế, trong tiểu thuyết và phim ảnh kiếm hiệp thì nhân vật thi triển tuyệt kĩ Nhất dương chỉ cũng chỉ tay về hướng đối thủ và xuất chiêu tạo thành một luồng khí mạnh có thể gây sát thương. Điều này hoàn toàn trùng hợp với miêu tả chiêu thức Nhất chỉ thiền và cách luyện tập đã nói ở phần trên. Sự khác biệt có lẽ nằm ở việc Nhất chỉ thiền có thể gây sát thương xuyên qua lớp kính ngăn cách còn Nhất dương chỉ thì không.

Hiệu ứng mô tả kĩ năng Nhất dương chỉ trong game rất giống với Nhất chỉ thiền
Hiệu ứng mô tả kĩ năng Nhất dương chỉ trong game rất giống với Nhất chỉ thiền

Dù vậy nhưng có thể dễ dàng nhận ra Nhất chỉ thiền thực sự có cách luyện tập rất có khó thể thực hiện, nếu không muốn nói là vô lý. Bởi kỉ lục thế giới hiện nay là một cú đấm của võ sĩ UFC có thể tắt được 8 ngọn nến, tuy nhiên chắc chắn không thể làm tắt chúng nếu để trong lồng kính. Có lẽ vì chưa có ai luyện thành được tuyệt kĩ này, nên Thiếu Lâm Tự vẫn chưa thực sự là môn phái sở hữu công phu sát nhân.

Thông tin sưu tầm từ Vothuat.vn