Không riêng gì Liên Minh Huyền Thoại, DOTA 2 cũng đang “đau đầu” về vấn nạn cày thuê

Nga0Du  - Theo Thời Đại | 13/10/2016 12:00 PM

Dạo một vòng quanh các diễn đàn DOTA 2 tại Việt Nam, các bạn có thể dễ dàng bắt gặp những dòng quảng cáo, chào mời về dịch vụ cày thuê nhiệm vụ, cày sách, boost rank, giải Low Priority...

Từ trước đến nay, vấn nạn cày thuê đã trở thành một căn bệnh “trầm kha” của nhiều tựa game MOBA / ARTS (Liên Minh Huyền Thoại chính là một ví dụ tiêu biểu nhất). Không nằm ngoài vòng xoáy đó, vấn nạn cày thuê trong DOTA 2 cũng đang ngày một tràn lan và phổ biến, nhất là trong những dịp có sự kiện và giải đấu.

Dạo một vòng quanh các diễn đàn DOTA 2 tại Việt Nam, các bạn có thể dễ dàng bắt gặp những dòng quảng cáo, chào mời về dịch vụ cày thuê nhiệm vụ, cày sách, boost rank, giải Low Priority (các trận đấu phạt do người chơi bị abandon hay report)...


Một mẫu quảng cáo phổ biến cho dịch vụ cày thuê rank trong DOTA 2.

Một mẫu quảng cáo phổ biến cho dịch vụ cày thuê rank trong DOTA 2.

Bên cạnh các dịch vụ Boost rank hay giải Low Priority thông thường, mùa sự kiện của Major hay The International cũng là dịp bội thu của các "nông dân" chuyên cày thuê. Giá trung bình của các dịch vụ này không cao, chỉ từ vài chục cho đến vài trăm nghìn. Với việc nhận làm hộ các nhiệm vụ trong Compendium hoặc Battle Pass, dân cày thuê cũng sẽ kiếm được nhiều khoản khá khá sau mỗi mùa sự kiện.

Không phải nói thì ai cũng biết, cày thuê là một vấn nạn rất đáng lên án trong các tựa game MOBA / ARTS. Hệ quả lớn nhất của việc cày thuê là trực tiếp phá hủy cấu trúc của trò chơi, đưa những trận đấu xếp hạng của DOTA 2 trở thành những game thiếu tính cạnh tranh, thiếu công bằng. Bên cạnh đó, cày thuê còn tạo ra một lượng lớn tài khoản có cấp bậc ảo, ảnh hưởng nghiêm trong tới thứ bậc xệp hạng trong trò chơi.

Tuy nhiên có cầu thì mới có cung. Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng cày thuê tràn lan chính là từ phía người chơi. Ai cũng muốn mình có bậc xếp hạng cao để làm đẹp hồ sơ và "ra oai" với bạn bè. Thế nhưng có không ít game thủ đã bỏ qua giai đoạn luyện tập mà thay vào đó họ lại bỏ một khoản tiền để sử dụng dịch vụ cày thuê. Chính vì lẽ đó, khi nào mà tâm lý "bệnh thành tích" của người chơi còn nặng nề như hiện tại thì vấn nạn cày thuê chắc chắn vẫn sẽ tồn tại và phát triển.