Không cho phụ nữ ngực nhỏ đóng phim người lớn và 6 lệnh cấm oái oăm khiến điện ảnh thế giới "dở khóc dở cười"

CHỌNG CHỌNG  - Theo Helino | 26/10/2018 05:30 PM

Cấm làm phim về tương lai, cấm xuyên không, cấm ngoại tình, cấm yêu sớm, cấm tình một đêm, cấm pháp sư phù thủy, cấm thay hồn đổi xác,…Tất cả những lệnh cấm này đều có thật.

Trước thông tin từ ngày 15/11, theo thông tư 25 của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch bắt đầu có hiệu lực cấm sử dụng hình ảnh diễn viên dùng thuốc lá trong phim điện ảnh và sân khấu ở một số trường hợp. Nhiều khán giả có thể tỏ ra lo lắng vì những thước phim và tác phẩm sân khấu có thể bị mất "chất", tuy nhiên, đó là khi bạn chưa biết về các luật cấm oái oăm đối với phim ảnh ở một số nơi khác trên thế giới.

Trung Quốc: Cấm làm phim về tương lai, cấm xuyên không, cấm ngoại tình, cấm yêu sớm, cấm tình một đêm, cấm pháp sư phù thủy, cấm thay hồn đổi xác,…

Nếu nói về những lệnh cấm oái oăm nhất thế giới thì Trung Quốc đứng số hai chẳng nước nào dám đứng số một. Người dân đất nước tỉ dân sẽ không có cơ hội thưởng thức những bộ phim viễn tưởng về thế giới tương lai ngoài rạp hay trên màn ảnh nhỏ, vì Cục điện ảnh Trung cho rằng việc đi tới tương lai là không thể xảy ra và quá phù phiếm.

Cũng liên quan đến thời gian, nhưng không phải đến tương lai, mà là xuyên không về quá khứ cũng bị cấm nốt. Thành công của những bộ phim xuyên không như Bộ Bộ Kinh Tâm hay Cung Tỏa Tâm Ngọc đã dẫn đến hệ quả là một vài fan cuồng thiếu suy nghĩ thiệt mạng vì cố tìm cách trở về quá khứ như nhân vật trong phim. Bên cạnh đó, cơ quan duyệt phim xứ Trung còn cấm các dự án phim luân hồi chuyển kiếp, pháp sư phù thủy, thay hồn đổi xác,…vì cho rằng đây là hành động tuyên truyền mê tín dị đoan.

Không cho phụ nữ ngực nhỏ đóng phim người lớn và 6 lệnh cấm oái oăm khiến điện ảnh thế giới dở khóc dở cười - Ảnh 1.

Bộ Bộ Kinh Tâm là một trong những bộ phim cuối cùng có nội dung xuyên không.

Còn đối với những bộ phim tình cảm thuần túy, nhà sản xuất cũng phải đau đầu tìm cách loại bỏ những tình tiết vốn dĩ rất bình thường trong phim ảnh như ngoại tình hay tình một đêm bởi các nhà kiểm duyệt phim cho rằng đây là chi tiết có tác động tiêu cực đến văn hóa cộng đồng.

Nước Anh: Cấm côn nhị khúc

Trong khi súng và dao có thể xuất hiện nhan nhản trên màn ảnh thì côn nhị khúc lại phải nhận lệnh cấm từ các nhà kiểm duyệt phim nước Anh. Năm 1973, bộ phim Enter the Dragon của Lý Tiểu Long đã bị cấm vì có nội dung bạo lực và có sự xuất hiện của côn nhị khúc. Năm 1986, poster phim No Retreat, No Surrender tại Anh của Lý Tiểu Long cũng đã phải xóa bỏ hình ảnh côn nhị khúc. 

Sau đó năm 1991, một cảnh trong phim Teenage Mutant Ninja Turtles II đã phải cắt bỏ cảnh có sự xuất hiện của loại vũ khí võ thuật này. Cơ quan kiểm duyệt nước Anh sợ rằng côn nhị khúc có thể dễ dàng mua và không muốn khán giả Anh có ý tưởng sử dụng loại vũ khí võ thuật này.

Không cho phụ nữ ngực nhỏ đóng phim người lớn và 6 lệnh cấm oái oăm khiến điện ảnh thế giới dở khóc dở cười - Ảnh 2.

Cơ quan kiểm duyệt nước Anh sợ người dân của mình đổ xô đi học kung-fu và tập sử dụng côn nhị khúc.

Myanmar: Cấm nhân vật có… da màu vàng

Phim hoạt hình là nơi mà các họa sĩ tùy ý sáng tạo hình tượng cho nhân vật của mình, ngay cả khi nó trái với tự nhiên như nhân vật có làn da xanh, đỏ, tím, vàng hoặc bất cứ hình thù kì quái nào. Thế nhưng, nếu như muốn phim mình được chiếu ở Myanmar, các họa sĩ chớ có dại mà cho nhân vật có làn da màu vàng.

Năm 2007, bộ phim quen thuộc với trẻ em trên toàn thế giới Simpsons Movie đã bị cấm tại Myanmar vì lý do oái oăm này. Theo chính phủ Myanmar, màu sắc này làm gợi nhớ lại những màu sắc được sử dụng bởi các tổ chức phản động tại đất nước này.

Không cho phụ nữ ngực nhỏ đóng phim người lớn và 6 lệnh cấm oái oăm khiến điện ảnh thế giới dở khóc dở cười - Ảnh 3.

Màu vàng là một màu nhạy cảm ở Myanmar?

Iran: Cấm những thứ trông quá "lộ"

Với một quốc gia theo đạo Hồi như Iran, những bộ phim có nội dung đồng tính bị cấm là điều dễ hiểu. Thế nhưng, ngay cả những thứ trông có vẻ "gay" cũng bị cấm xuất hiện trên màn ảnh thì có phần hơi cực đoan.

Bộ phim hài xoay quanh thế giới thời trang Zoolander từng bị cấm chiếu ở Iran dù các nhân vật trong phim đều thẳng, nhưng theo các nhà kiểm duyệt thì thế giới thời trang lại trông quá "gay".

Không cho phụ nữ ngực nhỏ đóng phim người lớn và 6 lệnh cấm oái oăm khiến điện ảnh thế giới dở khóc dở cười - Ảnh 4.

Những bộ phim về thời trang gần như hoàn toàn nằm trong danh sách đen của Iran.

Úc: Cấm phụ nữ ngực nhỏ đóng phim người lớn

Những cô nàng "lép" sẽ không có cơ xuất hiện trong phim người lớn ở Úc bởi đây là một luật cấm do chính phủ nước này ban hành nhằm tránh những hành vi phạm tội tình dục đối với trẻ em. Theo chính phủ nước Úc, luật này sẽ giúp những cô bé chưa trưởng thành sẽ không bị ép buộc đi đóng phim người lớn.

Malaysia: Cấm phim có tên dễ gây hiểu lầm

Bạn chẳng thể tưởng tượng nổi rằng trẻ em tại Malaysia đã chẳng thể xem bộ phim siêu nhân đình đám Power Rangers chỉ vì tên đầy đủ của phim Mighty Morphin Power Rangers có từ "morphine" nghe như tên một loại thuốc phiện. Điều này có thể khiến đối tượng chính của phim là trẻ nhỏ trở nên nhầm lẫn.

Không cho phụ nữ ngực nhỏ đóng phim người lớn và 6 lệnh cấm oái oăm khiến điện ảnh thế giới dở khóc dở cười - Ảnh 5.

Từ "Morphin" trong tên phim dễ gây lầm lẫn với "Morphine" một loại thuốc gây nghiện.

Thế mới thấy, việc hạn chế thuốc lá "trong một số trường hợp" vẫn còn khá "cởi mở" và công chúng có quyền đặt hi vọng vào một cách xử lí nội dung khéo léo từ phía các nhà làm phim đối với các sản phẩm sẽ ra mắt khán giả Việt từ ngày 15/11/2018.