Không chỉ cực hay, các tựa game sau cũng khiến nhiều người phải vò đầu bứt tai vì độ "khó hiểu"

Froong  - Theo Trí Thức Trẻ | 16/04/2020 11:59 PM

Game không những hay mà còn hại não một cách bất ngờ nữa nhé.

Đôi khi, ngay cả những trò chơi được đánh giá là hấp dẫn nhất cũng khiến nhiều người chơi phải bối rối. Đó là bởi chúng sở hữu những cơ chế chơi kỳ quái, hay đơn giản chỉ là bởi những video game này được lựa chọn những tong màu cực kỳ khó nhìn, khiến cho các game thủ phải vò đầu bứt tai. Những tựa game dưới đây sẽ chứng minh cho mọi người thấy rằng không phải lúc nào một trò chơi điện tử cũng đem đến cho mọi người cảm giác được giải trí.

Shadow of the Colossus

Không chỉ cực hay, các tựa game sau cũng khiến nhiều người phải vò đầu bứt tai vì độ khó hiểu - Ảnh 1.

Shadow of the Colossus là trò chơi phiêu lưu hành động được đánh giá cao của nhà sang tạo Fumito Ueda. Video game này khai thác tối đa hiệu ứng về âm thanh, chính xác là sự tĩnh lặng để gợi lên cảm giác như chỉ có một mình cho người chơi, bởi cuộc hành trình của nhân vật chính qua The Forbidden Lands cũng là một hành trình đầy cô đơn. Shadow of the Colossus phát triển theo chủ nghĩa tối giản, hướng người chơi tự tìm ra lời giải thích cho những câu chuyện dang dở trong game.

Để tìm hiểu đầy đủ ý định của Ueda, các nhà phân tích trò chơi trên mạng đã xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết của Shadow of the Colossus và người tiền nhiệm của nó là Ico, để tìm kiếm ra những sự kết nối giữa hai cuộc phiêu lưu huyền bí và manh mối về bản chất của trò chơi này. Ví dụ: Ai là ác quỷ Dormin? Tại sao Mono bị hy sinh? Tại sao Wander lại liều mạng để quay lại thế giới loài người? Có phải chúng ta, những người chơi đã giết hại không thương tiếc 16 con quái vật to lớn, xinh đẹp trong trò chơi?

Chỉ đến khi chúng ta có bản làm lại của trò chơi này trên PS4 thì may ra những câu hỏi trên mới đc giải đáp. Nếu Ueda được làm theo ý mình và những đề xuất mà anh ấy đã gửi cho nhà phát triển Bluepoint được chấp nhận, thì có lẽ những điều khiến người hâm mộ băn khoăn có thể sẽ được giải đáp. Nhưng cho đến nay thì Shadow of the Colossus vẫn đầy bí ẩn.

Limbo

Không chỉ cực hay, các tựa game sau cũng khiến nhiều người phải vò đầu bứt tai vì độ khó hiểu - Ảnh 2.

Tựa game đã đưa ra cho người chơi hàng ngàn giả thuyết, Playdead của Limbo nói về cuộc hành trình của một cậu bé (có thể là đã chết) khi cậu tìm kiếm em gái mình (cũng có thể là đã chết). Limbo đã giành được nhiều sự ngợi ca cho sự rùng rợn và cách kể chuyện tối giản của nó, các nhà phê bình còn đánh giá rất cao việc Limbo cho phép người chơi diễn giải các sự kiện của trò chơi theo ý họ. Mặc dù trò chơi đã thành công về mặt thương mại, nhưng điều quan trọng là cốt truyện mở và kết thúc đột ngột của Limbo đã để lại một thứ gì đó được mọi người mong muốn.

Các game thủ cho đến ngày nay vẫn tranh luận về mọi thứ xung quanh Limbo, đặc biệt là về động lực thực sự của cậu bé giấu tên để tìm em gái của mình với lý do cô ấy bị mất ở Limbo ngay từ đầu. Giám đốc Arnt Jensen và Giám đốc điều hành Playdead là Dino Patti vẫn kín tiếng về "câu chuyện" của trò chơi, đặc biệt là kết thúc của nó, và hai người đã tuyên bố rằng sự mơ hồ là chìa khóa của họ. Vào năm 2012, Jensen đã nói với Christopher Nutt của Gamasutra , " Tất cả mọi người đều thích cái kết mở mà tôi tạo ra cho trò chơi, và điều đó làm tôi hạnh phúc, và bởi vậy nên tôi sẽ không nói gì thêm về điều này nữa".

Dark Souls

Không chỉ cực hay, các tựa game sau cũng khiến nhiều người phải vò đầu bứt tai vì độ khó hiểu - Ảnh 3.

Các trò chơi trong serie Souls là ví dụ điển hình về cách mà trò chơi và câu chuyện có thể kết hợp để tạo ra một trải nghiệm tương tác ngoạn mục. Serie game nhập vai hành động gothic của FromSoftware đã trở nên khét tiếng vì sự khó khăn mà các game thủ phải vượt qua, cùng với đó là hình ảnh ấn tượng với kiến ​​trúc đổ nát và sự quái dị kỳ cục của những con quái vật, tất cả đã tạo nên tên tuổi cho loạt game này.

Sự hiểu biết về thế giới của các trò chơi trong loạt Souls là một việc gây khó khắn cho các game thủ, cho dù họ có được những khám phá đặc sắc, và những thông tin được tìm hiểu từ những người chơi khác, sau đó tổng kết hết những điều này lại cũng chưa hẳn đã đầy đủ. Chỉ những người hâm mộ cuồng nhiệt nhất của Souls mới có thể đủ kiên nhẫn để tìm hiểu toàn bộ những điều bí ẩn của loạt game này. Sự hấp dẫn của Souls là bởi câu chuyện của nó không nguyên vẹn ngay từ ban đầu, mà người chơi phải thu thập từng mảnh ghép nhỏ lại để hoàn thành nên câu chuyện ẩn giấu của nó.

Kingdom Hearts

Không chỉ cực hay, các tựa game sau cũng khiến nhiều người phải vò đầu bứt tai vì độ khó hiểu - Ảnh 4.

Kingdom Hearts là đứa con tinh thần của Disney và Square Enix. Trò chơi là sự kết hợp giữa thế giới phép thuật và những bộ phim được yêu thích nhất của Disney với lối chơi hành động nhịp độ nhanh. Nhưng Kingdom Hearts lại có cốt truyện hết sức lộn xộn, khiến cho người chơi cảm thấy bị băn khoăn bởi rất nhiều câu hỏi.

Việc gây ám ảnh nhất với game thủ Kingdom Hearts là phát hiện và hiểu được động cơ thực sự của nhân vật phản diện Xehanort, mục đích thực sự đằng sau Tổ chức XIII, và ngay cả bản chất của Kingdom Hearts cũng khiến mọi người gặp khó khăn, khi phải hoàn thành mọi trò chơi trong serie này theo thứ tự chính xác mới có thể hiểu được. Ví dụ: nếu bạn chơi Kingdom Hearts và sau đó tiếp tục vào Kingdom Hearts II thì có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ các điểm cốt truyện chỉ có thể tìm thấy trong Kingdom Hearts: Chain of Memories, trò chơi độc quyền của Game Boy Advance. Để khiến mọi thứ trở nên khó hiểu hơn, một phần tiền truyện được bán trực tiếp khác cho Kingdom Hearts II có tên là Kingdom Hearts 358/2 Days, được phát hành ba năm sau khi trò chơi chính thứ hai trong sê-ri đã được xuất bản, có nghĩa là các nhân vật như Roxas, người đóng vai trò quan trọng trong Kingdom Hearts II đã không được giới thiệu chính xác trong quãng thời gian suốt 3 năm kể từ khi xuất hiện. Đúng là chỉ có những game thủ kiên nhẫn nhất, và chịu tìm hiểu nhất mới có thể hiểu được câu chuyện của loạt Kingdom Hearts.