Không chỉ có mỗi thương hiệu GTA, Rockstar còn vô vàn những bí mật mà có thể nhiều game thủ chưa biết đấy

Thomas  - Theo Helino | 25/03/2019 11:59 PM

Rockstar luôn là một trong những nhà phát hành gây tranh cãi.

Trong suốt 20 năm qua, Rockstar đã phát triển mạnh mẽ với các trò chơi nổi tiếng và trở thành một thương hiệu quen thuộc đối với các gamer.

Ban đầu, hai nhà đồng sáng lập Sam và Dan Houser đã thành lập Rockstar như một công ty con của Take-Two Interactive, và đã tạo ra một loạt các sự kiện làm rung chuyển toàn bộ ngành công nghiệp game. Hai con người có tầm nhìn rộng lớn này đã giúp mở ra một kỷ nguyên mới và cho thế giới thấy rằng trò chơi điện tử không chỉ dành cho trẻ em.

Và hãy cùng tìm hiểu những điều bí mật chưa từng được bật mí mà rất ít người biết về Rockstar nhé.

GTA ban đầu có tên Race 'N' Chase

Không chỉ có mỗi thương hiệu GTA, Rockstar còn vô vàn những bí mật mà có thể nhiều game thủ chưa biết đấy - Ảnh 1.

Trở lại năm 1995, tiền thân của Rockstar, DMA Design, đã tạo ra một trò chơi thế giới mở với góc nhìn từ trên xuống xoay quanh các nội dung tập trung về xe hơi, cảnh sát, tội phạm.

DMA đã làm một bản thiết kế đi sâu vào chi tiết cho Race 'N' Chase. Câu chuyện của trò chơi sẽ diễn ra trên ba thành phố New York, Venice và Miami, và mỗi thành phố sẽ có phong cách nghệ thuật độc đáo của riêng mình. DMA cũng đã lên kế hoạch sản xuất cho các nền tảng DOS, Windows 95, PlayStation, Sega Saturn và Nintendo 64.

Đó là một ý tưởng đầy tham vọng, nhưng vì nhóm DMA Design có các thành viên chủ yếu là các nhà phát triển thiếu kinh nghiệm, do đó trò chơi đã trải qua vô số vấn đề. Sau khi không thể phát hành vào năm 1996, trò chơi đã được làm lại và đổi tên thành Grand Theft Auto. Nó được phát hành vào năm 1997 cho Microsoft Windows và trở thành huyền thoại ở thời điểm hiện tại.

Không e ngại đưa những tin sốc

Không chỉ có mỗi thương hiệu GTA, Rockstar còn vô vàn những bí mật mà có thể nhiều game thủ chưa biết đấy - Ảnh 2.

Rockstar quan niệm rằng không có thông tin nào là xấu, miễn rằng những thông tin đó liên quan đến sản phẩm của mình, và làm mức độ phủ sóng, cũng như doanh thu của công ty tăng lên.

Thay vì chỉ giới thiệu qua về sản phẩm hay cho các nhà báo chơi thử, Rockstar nói rõ với giới đưa tin về nội dung của GTA về những hành động trái với pháp luật mà người chơi có thể làm trong game. Sau khi những nhà báo này đưa tin về GTA với nội dung chân thực như vậy, giới truyền thông nhiều nước như Anh và My thực sự nổi giận, họ gọi đó là " bệnh hoạn" và tỏ ra khinh miệt Rockstar.

Nhưng Rockstar không quan tâm nhiều về những tiếng xấu ấy, họ đã đạt được mục đích chính của mình, khi mà báo đài, truyền thông khắp nơi nói về GTA. Thực tế là nhờ những lùm xùm này mà Rockstar đã bán đến hàng triệu bản GTA, với doanh thu cao ngất ngưởng. Hầu như mỗi khi ra phần GTA mới nào thì Rockstar cũng luôn dính đến những tranh cãi, thậm chí là những vụ kiện, tuy nhiên Rockstar vẫn thu hàng tỷ đô la từ loạt game này.

Game duy nhất được chuyển thể từ phim đã gây ra một vụ kiện lớn cho Rockstar

Không chỉ có mỗi thương hiệu GTA, Rockstar còn vô vàn những bí mật mà có thể nhiều game thủ chưa biết đấy - Ảnh 3.

Quay trở lại năm 2005, nhà phát triển Rockstar Toronto đã hoàn thành The Warriors dựa theo bộ phim cùng tên năm 1979. Tựa game ăn theo này đã nhận được vô số lời khen và có doanh thu cực kỳ ấn tượng, thậm chí nhiều người coi đó là bản game chuyển thể từ phim hay nhất từng được thực hiện. Một phần thành công đó có thể là do quyết định thông minh của Rockstar khi thuê dàn diễn viên gốc để tiếp tục vai diễn của họ trong game.

Nhưng vấn đề xảy ra khi Rockstar đã không thuê toàn bộ diễn viên của bộ phim tham gia vào game của mình. Sau khi trò chơi được phát hành, Roger Hill, người đóng vai thủ lĩnh băng đảng Cyrus, nhưng không được Rockstar thuê khi làm game đã đệ đơn kiện một triệu đô la chống lại Rockstar và Take-Two Interactive vì đã sử dụng giọng nói và ngoại hình của anh ta vào game khi chưa được sự cho phép.

Không có những thông tin chính xác về kết quả của vụ kiện, nhưng ngay sau khi Hill nộp đơn, Take-Two đã trả lời bằng cách tuyên bố rằng họ sở hữu giấy phép của bên thứ ba hợp lệ để sử dụng mọi thứ trong phim theo ý thích của mình, bao gồm cả hình ảnh và giọng nói của nhân vật mà Roger Hill đóng. Rockstar đã chứng mình cho mọi người thấy khả năng của mình khi kiếm được hàng triệu đô khi chuyển thể một bộ phim lên game.

Tranh cãi về thời gian làm việc kinh khủng của nhân viên Rockstar

Không chỉ có mỗi thương hiệu GTA, Rockstar còn vô vàn những bí mật mà có thể nhiều game thủ chưa biết đấy - Ảnh 4.

Khi gần đến ngày ra mắt một sản phẩm mới, các nhân viên của Rockstar luôn phải làm việc trong nhiều giờ để đảm bảo mọi thứ thật sẵn sàng khi sản phẩm chính thức lên kệ. Vào năm 2010, một lá thư từ những người vợ của các nhân viên nhóm Rockstar San Diego đã tố cáo công ty đã bắt những người chồng của họ phải lao động suốt 12h liên tục mỗi ngày.

Kể từ sau vụ việc đó, Rocstar luôn phải chịu sự giám sát gắt gao của chính quyền về môi trường làm việc của công ty. Và vào năm 2018, một lần nữa hãng game phải đối mặt với rắc rồi khi khi Dan Houser của Rockstar nói với tạp chí New York rằng nhóm của anh đã làm việc cật lực trong quá trình phát triển Red Dead Redemption 2. Sau đó nhiều nhân viên cũng đã lên tiếng về tiêu chí làm việc của Rockstar khi đánh đồng làm việc chăm chỉ với làm việc càng nhiều giờ mỗi ngày càng tốt. Những người khác nói về áp lực to lớn khi họ phải làm việc xuyên đêm để đảm bảo tiến độ làm việc của công ty.

Mặc dù Red Dead Redemption 2 được phát hành vào tháng 10 năm 2018 mà không có vấn đề gì và tạo ra số lượng doanh thu khổng lồ, nhưng những tranh cãi xung quanh việc đối xử với nhân viên trong giai đoạn khủng hoảng không phải là điều mà giới truyền thông hay game thủ có thể sớm quên

Xem thêm:

Rockstar

GTA