Khoa học chứng minh người chơi game nhiều học giỏi hơn không chơi

Rogue Knight  - Theo Trí Thức Trẻ | 20/04/2016 09:53 PM

Trên thực tế thì theo nhiều nghiên cứu thì chơi game mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là học hành tốt hơn.

Game gây tổn thương não, game có thể ám ảnh trẻ nhỏ, game khiến cho bạn bị ảo tưởng... Đã từ rất lâu nay những định kiến trên đã in đậm trong tâm trí các vị phụ huynh và đại đa phần mọi người, tạo ra sự lo lắng, thậm chí là sợ hãi các trò chơi trước tác dụng của chúng tới não bộ của con cái họ.

Trên thực tế thì theo nhiều nghiên cứu thì chơi game mang lại rất nhiều lợi ích, chứ không phải là những tác dụng mang nhiều tính 'tưởng tượng' trên đây của các vị phụ huynh. Rõ ràng nhất và được tất cả mọi người công nhận chính là phát triển các kỹ năng mềm như khả năng xử lý nhiều việc cùng lúc, tăng cường sự nhận thức, nắm bắt tình huống nhanh hơn, tập trung tốt hơn, chuyển đổi giữa công việc hiệu quả và đặc biệt là sự quyết đoán.


Game đem lại rất nhiều lợi ích bất ngờ.

Game đem lại rất nhiều lợi ích bất ngờ.

Không những vậy, mới đây một nghiên cứu của trường Đại Học Princeton và Rochester tại Mỹ còn chỉ ra rằng việc chơi game, cụ thể là các game hành động tốc độ cao, còn có lợi ích bất ngờ là giúp trẻ nhỏ có khả năng học hành tốt hơn!

Theo chia sẻ của người đứng đầu nhóm nghiên cứu Daphne Bavelier thì sở dĩ chơi game giúp học tập tốt hơn bởi các trò chơi điện tử giúp não bộ của bạn có khả năng xây dựng khác khối hình, hiện tượng dễ dàng hơn dựa trên các 'mẫu' có sẵn trong thế giới ảo, từ đó giúp mọi người có thể dự đoán trước những gì sẽ xảy ra nhanh hơn. Ngoài ra, tại sao lại là game hành động? Bởi các game này có tiết tấu nhanh, đòi hỏi người chơi suy nghĩ nhanh hơn và tất nhiên là cũng sẽ có câu trả lời nhanh hơn.


Chơi game giúp trí não hoạt động tốt hơn, phản ứng nhanh hơn nên học tập sẽ đạt kết quả cao (ảnh minh hoạ).

Chơi game giúp trí não hoạt động tốt hơn, phản ứng nhanh hơn nên học tập sẽ đạt kết quả cao (ảnh minh hoạ).

Để thực hiện nghiên cứu này, họ đã tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên với một nhóm những người chơi game hành động và những người chưa từng chơi game, đặt họ vào một cuộc thi kỹ năng. Rất dễ dàng, đội gamer thể hiện khả năng vượt trội so với đội không chơi game, và những người đạt điểm cao nhất là game thủ ưa thích thể loại hành động.

Tiếp theo, để mở rộng nghiên cứu, nhóm đã lựa chọn ra nhóm tình nguyện với kinh nghiệm chơi game ít ỏi, 1 nửa được chơi các game hành động như Call of Duty, nửa còn lại sẽ chơi các game nhẹ nhàng như The Sims. Và kết quả được khẳng định là những người chơi game hành động có tư duy cũng như phản ứng tốt hơn đôi chút game giả lập.


Các loại game hành động đem lại hiệu quả cực cao.

Các loại game hành động đem lại hiệu quả cực cao.

Để chốt lại vấn đề, nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh kết quả học tập của nhóm chơi game hành động và nhóm không chơi game. Kết quả cũng không mấy khác biệt so với những thử nghiệm kỹ năng tư duy, phản ứng đơn thuần bên trên khi các gamer một lần nữa vượt trội. Thậm chí, khi so sánh kết quả học tập sau vài tháng, vài năm sau thì vẫn có kết quả như vậy.

Từ đây, có thể thấy rằng việc chơi game đem lại nhiều lợi ích cho trí não chứ không phải là tác hại như mọi người vẫn tưởng tượng, cả trong các tình huống ngoài đời lẫn việc học hành. Tuy nhiên, mặc dù có phản ứng hay tư duy tốt hơn, song nếu quá chìm đắm trong thế giới ảo thì chắc chắn sẽ không thể có kết quả tốt được, phải cân bằng giữa mọi thứ.

Chết cười câu chuyện nhờ chơi game mà hết sợ ma của game thủ Việt