- Theo Helino | 06/08/2019 10:33 PM
Hình tượng chính nghĩa của Bao Công đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng như "Thời niên thiếu của Bao Thanh Thiên", "Bao Thanh Thiên", "Kỳ án Đại Tống"… Bất luận là trên phim ảnh hay trong lịch sử, vị quan họ Bao ấy vẫn luôn được xem là biểu tượng của công lý. Ông cũng được đánh giá là một trong những trung thần nổi danh dưới thời Hoàng đế Tống Nhân Tông.
Bao Thanh Thiên là trung thần nổi tiếng thời Bắc Tống nổi danh thanh liêm, chính trực, dám trừng trị ngay cả hoàng thân quốc thích
Ngày nay mỗi khi nhắc tới Bao Thanh Thiên, bên cạnh những giai thoại về tài xử án kỳ khôi, đối với tầng lớp game thủ nhân vật này còn được biết đến như hình tượng gắn liền với tuổi thơ với các tập phim do Kim Siêu Quần thủ vai chính. Có lẽ chính vì thế mà nhân vật Bao Chửng trong tựa game Long Đồ Bá Nghiệp dễ dàng trở thành "hot pick" được yêu mến ngay khi vừa ra mắt cho đến tận đến bây giờ.
Bao Chửng trở thành nhân vật được yêu thích trong Long Đồ Bá Nghiệp ngay khi mới ra mắt
Việc đưa nhân vật nổi tiếng vào Long Đồ Bá Nghiệp trước Bao Chửng còn có nhiều người như Hoa Mộc Lan, Doanh Chính, Lã Bất Vi, Tôn Quyền, Gia Cát Lượng… thế nhưng nếu để nói về sự tôn trọng tuyệt đối dành cho nhân vật, thì có lẽ Bao Chửng – Bao Thanh Thiên vẫn luôn là vị trí số 1. Một game chiến thuật Top 1 Châu Á như Long Đồ Bá Nghiệp đã lựa chọn cách vinh danh ông vô cùng ấn tượng và được nhiều người đánh giá cao.
Long Đồ Bá Nghiệp hiện là game chiến thuật SLG Top 1 Châu Á đã tạo hình Bao Chửng trong game như một cách vinh danh, tưởng nhớ ông
Ngoài các giai thoại cảm động về tình cảm bách tính dành cho Bao Công, có lẽ cái chết của ông là một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử Trung Quốc mà hậu thế đến nay vẫn chưa giải đáp được. Cái chết đột ngột và có nhiều điểm nghi vấn của vị quan nổi tiếng thanh liêm này trở thành điểm nghi vấn của rất nhiều thuyết âm mưu.
Có nhiều thuyết âm mưu cho rằng cái chết của Bao Công có bàn tay của thế lực trong hoàng cung nhúng vào
Chính sử ghi rằng Bao Công qua đời vì bạo bệnh. Thế nhưng có không ít giả thiết lại khẳng định, cái chết bất thường của ông thực chất có bàn tay của những thế lực khác nhúng vào. Suốt nhiều thế kỷ qua, nghi án về cái chết của Bao Thanh Thiên vẫn trở thành đề tài bàn tán và tranh cãi của nhiều người. Chỉ đến khi di cốt của ông được khai quật và nghiên cứu, chân tướng sự việc mới thực sự được làm sáng tỏ.
Kết quả khảo chứng di cốt của Bao Chửng đã làm sáng tỏ nhiều nghi vấn bấy lâu
Theo sách Bí sử hậu cung, từ năm 1973, Phòng nghiên cứu động vật có xương sống và người cổ, Viện Khoa học Trung Quốc đã tiến hành giám định phân loại xương của Bao Công trong khu mộ gia tộc ở Đại Hưng Tập. Tại đây, ngoài mộ Bao Công, các nhà khoa học còn nghiên cứu mộ người vợ chính, con và con dâu của ông. Họ đã thu nhặt được 35 mảnh xương được xác định của Bao Công và quan tài bằng gỗ nam mộc cực quý.
Phủ Khai Phong ngày nay trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Hà Nam – Trung Quốc
Các nhà khoa học Trung Quốc phối hợp Viện Bảo tàng tỉnh An Huy xét nghiệm những mảnh xương được cho là của Bao Công bằng phương pháp đồng bộ bức xạ với máy Electron- Positron Collider. Kết quả cho thấy, hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương của Bao Thanh Thiên cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại. Trong khi đó, hàm lượng chì và thạch tín lại thấp hơn người thường.
Ngôi mộ được cho là của Bao Công sau công cuộc khai quật vào năm 1973
Theo chuyên gia Hồ Hân Dân, Viện trưởng Viện bảo tàng tỉnh An Huy khi đó, kết quả này sơ bộ loại trừ khả năng "Bao đại nhân" bị trúng độc cấp tính do uống thuốc có chứa thạch tín. Về vấn đề hàm lượng thủy ngân cao trong xương của Bao Công, các nhà khoa học đưa ra hai khả năng. Một là khi an táng ông, người ta đã cho vào quan tài nhiều chu sa để ướp giữ thi thể. Chất này xâm thực vào xương dẫn đến hàm lượng thủy ngân tăng cao. Hai là, Bao Chửng từng uống thuốc hay ăn loại thực phẩm có chứa thủy ngân với hàm lượng nhỏ khiến ngộ độc mãn tính.
Như vậy theo kết quả khảo chứng, Bao Công mất do bạo bệnh chứ không phải bị đầu độc như nhiều thuyết âm mưu
GS Trình Như Phong, chuyên gia Văn - Sử, Phó hội trưởng Hội nghiên cứu Bao Công ở thành phố Hợp Phì, cho biết qua kết quả xét nghiệm có thể kết luận Bao Công không chết vì trúng độc. Rất có thể, ông bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ nên mới phát bệnh và chết nhanh như vậy. Tuy nhiên, căn bệnh nào dẫn đến cái chết của vị phán quan nổi tiếng lịch sử này có lẽ vẫn mãi là điều bí ẩn.