Uống rượu vang đỏ có thể giảm nguy cơ béo phì

PV  | 23/04/2012 05:00 PM

Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Purdue, Indiana đang tiến hành kiểm tra các hợp chất có trong rượu vang đỏ- được cho rằng có khả năng ngăn chặn quá trình phát triển của tế bào chất béo. Việc nghiên cứu các hợp chất được biết đến như piceatannol có thể sẽ giúp phát hiện ra một phương pháp đơn giản chống lại bệnh béo phì.

Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Purdue, Indiana đang tiến hành kiểm tra các hợp chất có trong rượu vang đỏ. Việc nghiên cứu các hợp chất được biết đến như piceatannol này có thể sẽ giúp phát hiện ra một phương pháp đơn giản chống lại bệnh béo phì.
 

 
Piceatannol là kết quả từ sự chuyển đổi của resveratrol - là một hợp chất được tìm thấy trong rượu vang đỏ, nho, đậu phộng có thể chống lại bệnh ung thư, bệnh tim và các bệnh thoái hóa thần kinh. Khi hợp chất resveratrol chuyển hóa thành Piceatannol sau khi hấp thụ, nó sẽ có khả năng làm chậm sự phát triển của chất béo. “Piceatananl làm thay đổi thời gian của gen biểu hiện, gen chức năng và hoạt động của insulin trong chất béo và trong quá trình các tế bào chất béo trở thành tế bào hoàn chỉnh”, giáo sư nghiên cứu thực phẩm tại đại học Purdue Kee-Hong Kim cho biết.
 

 
Tế bào chất béo chưa hoàn chỉnh phải trải qua giai đoạn khoảng 10 ngày và trải qua nhiều quá trình biến đổi trước khi trở thành chất béo hoàn chỉnh. Các nhà nghiên cứu tiến hành kiểm tra phản ứng của piceatannol tác động lên các tế bào chưa hoàn chỉnh và thấy rằng piceatannol liên kết với thụ thể insulin của các tế bào trong giai đoạn đầu tiên của chất béo, nó ngăn chặn insulin kiểm soát chu kỳ tế bào và các gen kích hoạt thực hiện giai đoạn tiếp tục hình thành tế bào chất béo. Nói cách khác, piceatannol có thể chặn các tế bào mỡ chưa hoàn chỉnh phát triển.
 
Hiện tại, giáo sư Kim tiếp tục nghiên cứu với việc thử nghiệm hợp chất với các tế bào chất béo của động vật và hy vọng sẽ nhanh chóng tìm ra cách bảo vệ Piceatannol dưới tác động của dòng máu. "Chúng tôi đang cố gắng cải thiện độ ộn định và hòa tan của Piceatannol để tạo ra một hiệu ứng sinh học" - giáo sư Kim cho biết.

 
Tham khảo : gizmag