Tổng quan thị trường game mobile Việt Nam trong năm 2015

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 24/03/2016 04:30 PM

Tại Việt Nam, nơi ngành công nghiệp game vốn chỉ biết đến game online PC cũng đã hòa mình với xu hướng thế giới, không ít công ty mới và nhanh nhạy đã bật lên với game mobile.

Trong khoảng 3 – 4 năm trở lại đây, ngành công nghiệp game thế giới đang trải qua một bước chuyển mình hết sức lớn, chứng kiến sự lên ngôi của game mobile và ngày càng tỏ ra lấn áp nhiều nền tảng truyền thống như PC hay console. Tại Việt Nam, nơi ngành công nghiệp game vốn chỉ biết đến game online PC cũng đã hòa mình với xu hướng thế giới, không ít công ty mới và nhanh nhạy đã bật lên với game mobile và mọi công ty lớn trước đây đều đang tiến hành chuyển dịch mạnh mẽ.

Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn lại một vòng tổng quan về thị trường game mobile Việt Năm năm 2015:

Trong năm 2015, người sử dụng mạng internet Việt Nam đạt 45 triệu, chiếm 48,4% của tổng số 93 triệu dân. Số lượng người sử dụng smartphone đạt 24 triệu, chiếm 25,8 tổng dân số, trong đó có tới 9,3 triệu người chơi game mobile và có tỷ lệ người chơi nạp phí đạt 45%, đạt chỉ số ARPPU (doanh thu trung bình trên mỗi người chơi) là 27,71 USD (619,000 VNĐ).


Tổng quan thị trường game mobile Việt Nam năm 2015

Tổng quan thị trường game mobile Việt Nam năm 2015

Cho tới cuối năm 2015, số lượng thiết bị smartphone ở Việt Nam đã đạt 37 triệu, vượt qua số lượng thiết bị feature phone, chiếm 52% tổng số lượng thiết bị điện thoại di động trong cả nước. Nhìn từ biểu đồ, ta có thể thấy rằng trong khoảng năm 2012 – 2015, mỗi năm đều có 10 triệu thiết bị smartphone mới gia nhập thị trường. Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam chưa hề đi vào trạng thái bão hòa dạng thiết bị này, nên tiềm năng tăng trưởng số lượng thiết bị lẫn game mobile sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong ít nhất 5 – 10 năm tới.


Biểu đồ số lượng thiết bị smartphone ở Việt Nam

Biểu đồ số lượng thiết bị smartphone ở Việt Nam

Trên phương diện tỷ lệ người sử dụng smartphone dựa theo độ tuổi, nhóm đối tượng đông nhất vẫn là tầng lớp thanh thiếu niên từ 16 – 34 tuổi chiếm 80% trong năm 2015, trong đó nhóm trẻ từ 16 – 24 tuổi là đông nhất khi chiếm tới 45%. Bên cạnh đó, ta có thể nhận thấy sự gia tăng vượt trội của nhóm người sử dụng trẻ trong độ tuổi 16 – 24 khi chỉ đạt 20% vào năm 2013 nhưng đã tăng lên 45% vào năm 2015, cho thấy nhu cầu sử dụng smartphone và điều kiện mua sắm của nhóm này đã hoàn toàn thay đổi.


Biểu đồ tỷ lệ người sử dụng smartphone theo nhóm tuổi

Biểu đồ tỷ lệ người sử dụng smartphone theo nhóm tuổi

Trên phương diện tỷ lệ phân phối người sử dụng theo hệ điều hành, Android vẫn đang là hệ điều hành phổ biến nhất ở Việt Nam trong năm 2015 và chiếm tới 60% người sử dụng, xếp sau đó là 25% của iOS và Windowsphone có thị phần nhỏ nhất với chỉ 15%. Tuy nhiên Windowsphone đã có sự khởi sắc đáng kể trong năm 2015 khi so sánh với năm 2014 mới chỉ có 4%, nó cho thấy tiềm năng của một thị trường mới bên cạnh iOS và Android. Đây là một điểm đặc trưng ở thị trường game mobile Việt Nam so sánh với những nước khác.


Biểu đồ phân phối người sử dụng theo hệ điều hành

Biểu đồ phân phối người sử dụng theo hệ điều hành

Trên phương diện tỷ lệ phân phối người sử dụng theo thiết bị và giới tính, các thiết bị smartphone vẫn thống trị hoàn toàn với tỷ lệ đạt 90,3%, trog khi tablet chỉ có 9,7%. Về giới tính, tỷ lệ không chênh lệch nhau quá lớn, khi người sử dụng nam chiếm 58% và nữ chiếm 42%.


Biểu đồ phân phối người sử dụng theo thiết bị và giới tính

Biểu đồ phân phối người sử dụng theo thiết bị và giới tính

Giá trị thị trường game smartphone Việt Nam năm 2015 đã đạt 116 triệu USD (2,592 tỷ VNĐ), đạt tỷ lệ tăng trưởng 39,75% so với con số 83 triệu USD (1,854 tỷ VNĐ), cho thấy tiềm năng tăng trưởng cao.


Biểu đồ giá trị thị trường game smartphone Việt Nam

Biểu đồ giá trị thị trường game smartphone Việt Nam

Trên phương diện kênh marketing đối với gamer mobile, kênh mạng xã hội Facebook là nơi lí tưởng nhất để quảng bá với tỷ lệ chiếm tới 45%, theo sau đó là các mạng lưới quảng cáo nội địa (Admicro, Nova Ads…) chiếm 30%, còn Google và PR thông thường chỉ chiếm lần lượt là 15% và 10%. Trong đó, cộng gọp PR và mạng lưới quảng cáo là đạt 40% kênh marketing, một đặc điểm nữa của thị trường game mobile Việt Nam. Do đó, các công ty nội địa lẫn nước muốn xâm nhập thị trường đều nhất thông qua hình thức liên kết với những đơn vị quảng cáo địa phương để đạt hiệu quả tối ưu.


Các kênh marketing cho gamer mobile ở Việt Nam

Các kênh marketing cho gamer mobile ở Việt Nam

Ở hình thức thanh toán trả phí, người sử dụng Việt Nam chủ yếu sử dụng thể điện thoại (85%) để chi trả cho quá trình nạp tiền trong game mobile, theo sau đó là thẻ ngân hàng nội địa (10%) và thẻ tín dụng Visa/Mastercard (5%). Vì vậy, các game mobile muốn thu phí thành công cần có sự liên kết tốt với những nhà cung cấp mạng điện thoại di động ở Việt Nam, bởi người sử dụng chưa hề có thói quen sử dụng thẻ ngân hàng.


Các hình thức trả phí thông dụng ở Việt Nam

Các hình thức trả phí thông dụng ở Việt Nam

Top 25 công ty game hàng đầu mang lại 1,37 triệu tỷ VNĐ trong năm 2015