Thế giới đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nước

Tuấn Việt  | 09/03/2012 12:02 AM

Đầu tháng này, tại Tuvalu, một đảo nằm ở phía bắc Thái Bình Dương đã phải đối mặt với một vấn đề vô cùng hiểm nghèo: quốc gia này có nguy cơ bị thiếu nước do hạn hán kéo dài.

Đầu tháng này, tại Tuvalu, một đảo nằm ở phía bắc Thái Bình Dương đã phải đối mặt với một vấn đề vô cùng hiểm nghèo: quốc gia này có nguy cơ bị thiếu nước do hạn hán kéo dài. Nguồn dự trự nước của thành phố dành cho 11.000 người này đã suy giảm chỉ còn đủ dùng trong thời gian vài ngày. Khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến nguồn nước của đảo, khiến lượng nước này trở nên vô cùng mặn và không thể uống được, toàn bộ người dân phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước mưa. Nhưng hiện nay do ảnh hưởng của cơn hạn hán La Nina, nguồn nước từ mưa đem lại cho Tuvalu trở nên thiếu hụt trầm trọng hơn. “Tình trạng đã trở nên xấu đi, thực sự tồi tệ” Pusinelli Laafai, thư ký hiệp hội gia đình cho biết.


Hiện nay, Tuvalu đã nhận được sự bảo lãnh từ các quốc gia láng giềng là Australia và New Zealand, hai quốc gia này đã cung cấp cho Tuvalu các túi thủy hóa cùng các dụng cụ khử mặn. Giờ đây, những người dân ở các quần đảo đã biết vấn đề thiếu hụt nước bây giờ không chỉ của riêng một vùng nào trên trái đất. Những đảo quốc như Maldives và Kiribati sẽ lấy được nước từ đất khi mực nước biển dâng lên. Texas, cùng với những khu vực Tây Nam Mỹ, đang phải chịu hạn hán khắc nghiệt – thậm chí sau nhiều ngày giông bão vào tháng trước, tổng lượng mưa năm 2011 của Houston chỉ ở mức 60cm.


Australia cũng đã từng phải trải qua tình trạng thời tiết khô hạn, đến giờ vấn đề được đặt ra vẫn là liệu tình trạng khô hạn này chỉ tạm thời diễn ra hay sẽ trở thành một khí hậu khô mới, vĩnh viễn có thể làm biến đổi cuộc sống theo cách mà ta vẫn biết. Theo Peter Gleick - một chuyên gia nghiên cứu về nguồn nước ở Mỹ và là người đứng đầu của Viện Thái Bình Dương đặt trụ sở tại Oakland, California với sự tập trung nghiên cứu các vấn đề về nước trên toàn cầu cho biết: “Khí hậu thay đổi làm ảnh hưởng đến nguồn nước đã xảy ra thành một chu kì có mức độ nghiêm trọng và cường độ lớn. Những đợt hạn hán nghiêm trọng gần đây tại Australia chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta.”


Tại chương 7 của báo cáo từ Viện Thái Bình Dương về việc sử dụng nước trên toàn cầu, tờ The World’s Water đã chỉ ra những mặt hạn chế của sự khô hạn, sự gia tăng ảnh hưởng về việc thời tiết thay đổi đe dọa đến nhu cầu nước sạch của toàn cầu. Nước sạch luôn là một nhu cầu thiết yếu của sự sống – như Gleick đã chỉ ra, hơn 2 triệu người chết mỗi năm do những căn bệnh liên quan đến nguồn nước. Theo một nghĩa rộng hơn, chúng ta đã không đảm nhiệm thành công vai trò bảo vệ các nguồn tài nguyên. Thậm chí ngay tại Mỹ sự khô hạn này cũng xảy ra, đặc biệt sự khô hạn ở vùng phía Tây đã vượt quá mốc đỉnh điểm - mốc mà mọi nỗ lực cải thiện đều trở nên vô nghĩa.


Nguy cơ thiếu hụt nước là một lý do nữa để chúng ta giảm thiểu nồng độ cacbon trong không khí để diệt trừ yếu tố tệ nhất ảnh hưởng đến việc thay đổi khí hậu – một trái đất ấm hơn cũng như làm khô thêm những vùng đất đã khô cằn, kể cả cường độ dày đặc của những cơn mưa ở những vùng thời tiết ẩm ướt. Dù mới chỉ có một vài biểu hiện của sự biến đổi khí hậu nhưng chúng ta vẫn cần phải sử dụng nước một cách hợp lí hơn: mật độ dân số thế giới hiện giờ đang ở mức hơn 7 tỷ người vào cuối tháng này và càng nhiều người thì nhu cầu về nước sẽ càng tăng. Gleick đã viết trong tờ The World’s Water: “Ý tưởng mới về các giải pháp, các cách duy trì và kiểm soát lượng nước tốt hơn, các dữ liệu cụ thể cũng như các nghiên cứu và mọi nỗ lực nâng cao ý thức của người dân đều cần thiết trong hoàn cảnh này”.


Các chính sách thông minh hơn về nước sẽ giúp thay đổi cách sử dụng các nguồn tài nguyên. Ví dụ việc khoan khí ga tự nhiên, các vết nứt từ đường ống dẫn nước đã giúp tăng nguồn cung khí gas tự nhiên của Mỹ, điều này mang lại lợi ích cho các công ty gas; bên cạnh đó, khí gas tự nhiên là nguồn năng lượng xanh nên hoàn toàn không có hại cho môi trường. Tuy nhiên, để sản xuất ra loại khí gas này cần một khối lượng nước khổng lồ - lên đến 5 triệu gallon (tương ứng 19 triệu lít) mỗi giếng dầu.


Mặt khác, đây không phải là vấn đề lớn đối với một bang có khí hậu ẩm ướt như Pennsylvania, nhưng ở một số bang có khí hậu khô hạn như Texas, sự sản xuất dầu từ nước ở trữ lượng lớn đã tạo nên những lỗ hổng trên mặt đất. Bên cạnh đó, cũng có một số nguy cơ làm nước bị ô nhiễm khi sản xuất dầu bằng hơi nước và khoan đào dầu mỏ, trên hết đây cũng có thể là một yếu tố làm lãng phí nước. Gleck cho biết: “Tốc độ tăng trưởng quá nhanh của việc sử dụng áp suất nước để tạo ra khí gas tự nhiên là một vấn đề có nguy cơ nghiêm trọng cho các nguồn tài nguyên nước. Chúng ta thực sự phải nỗ lực hơn nữa để hiểu rõ về các mối đe dọa và biết cách bảo vệ nguồn tài nguyên nước trước khi đẩy mạnh quá trình sản xuất khí gas tự nhiên.”


Điều cần thiết nhất bây giờ là chúng ta phải suy nghĩ lại cách sử dụng cũng như giá trị đích thực của nguồn tài nguyên nước – đặc biệt khi trái đất đang nóng lên. Điều đó đồng nghĩa với sự tập trung vào việc điều chỉnh cũng như tăng nguồn dự trữ. Trong suốt thế kỷ 20, chính phủ đã phải xử lý các vấn đề về nước bằng cách xây dựng các dự án để mở rộng và tăng khối lượng nước dự trữ – như đập Hoover ở Las Vegas hay đập Three Gorges ở Trung Quốc


Tuy vậy, thời của các dự án lớn này có lẽ đã đi đến hồi kết bởi vì con người đã nhận thức được các vấn đề môi trường xảy ra do việc xây dựng những con đập lớn, bao gồm sự suy giảm hệ sinh thái đại dương và sự di dân. Tháng qua chính phủ chuyên chế Burma – chính phủ thường không phản hồi ý kiến dân chúng – đã hủy kế hoạch xây dựng đập thủy điện trị giá 3,6 tỷ nhân dân tệ và phải di dời hàng ngàn hộ dân.


Như những điều chúng ta đã biết, việc sử dụng năng lượng hợp lí là cách nhanh nhất và rẻ nhất để có thể hạn chế lượng khí carbon trong không khí, điều này đồng nghĩa với việc khối lượng nước bị lãng phí sẽ suy giảm. Theo Gleick, chúng ta cần phải “nghĩ ra một kế hoạch với cách thức mới để duy trì nguồn dự trữ nước, cân nhắc lại về nhu cầu cũng như cách sử dụng nước một cách hợp lí để tối đa hóa lợi nhuận kinh tế.” Nếu không, chúng ta sẽ phải chịu chung số phận với Tuvalu, đối mặt với hạn hán thường xuyên.


Tham khảo: Time

Xem thêm:

khám phá