Phát hiện thiên thể giống hệt trong Star Wars: Một hành tinh có hai mặt trời

Minh Hà  | 10/10/2011 05:00 PM

Liệu bạn có tin một hành tinh có thể có hai mặt trời?

Bộ phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) đã không thực sự thành công trong việc tạo dựng những yếu tố huyền hảo. Những vị anh hùng cũng như những kẻ ác chỉ là những nhân vật một chiều hời hợt, những người ngoài hành tinh thì kệch cỡm và lố bịch, còn những pha hành động thì không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, có một cảnh trong tập đầu tiên của Star Wars lại là một ngoại lệ. Đó là cảnh mặt trời lặn ở Tatooine, quê hương của Luke Skywalker, với không chỉ một mà là hai mặt trời cùng lặn ở phía đường chân trời. Cảnh tượng kì lạ đó khiến cho ta có cảm giác rất rõ ràng rằng mình đang tới thăm một hành tinh khác.
 
Mặc dù họ không tốn quá nhiều thời gian để đi tìm một hành tinh giống hệt Tatooine, nhưng khoảng gần 2 thập kỉ sau khi bộ phim Star Wars được trình chiếu, các nhà thiên văn học đã bắt đầu kiếm tìm những thế giới như thế. Trong khi những hệ thống sao đôi là rất phổ biến trong thiên hà Milky Way thì những ngôi sao đơn như mặt trời lại cực kì hiếm. Nhưng theo các nhà lý luận, khi có 2 ngôi sao lớn năm gần nhau thì việc những hành tinh nhỏ có thể hình thành và tồn tại trong những vùng lân cận là rất khó, tuy nhiên là điều này vẫn chưa thực sự được làm rõ.
 

 
Nhưng điều không chắc chắn đó giờ đã không còn nữa. Như đã được đề cập đến trong một bài báo mới đây của Science, kính thiên văn Kepler đã tìm ra điều mà George Lucas đã từng nghĩ đến vào những thập niên 70. Thế giới được gọi tên là Kepler-16b là một hành tinh khí rất lớn, có kích thước tương đương với Sao Thổ. Tatooine được coi là một thế giới sa mạc khắc nghiệt nhưng Kepler-16b thì chắc chắn không có khả năng tồn tại sự sống. Nhưng cũng như Tatooine, nó xoay quanh một hệ thống sao đôi. Sự tồn tại của rất nhiều các hành tinh đã cho thấy rằng số lượng các hành tinh nơi có thể tìm được một thế giới khác có thể nhiều hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đã từng tính đến.
 
Việc tìm kiếm những hành tinh siêu thực như vậy không được đề cao trong danh sách các mục tiêu mà Kepler hướng tới. Nhiệm vụ chính của nó là tìm ra quỹ đạo của các hành tinh có kích thước tương đương với trái đất mà lại có khả năng tồn tại sự sống trong thiên hà Milky Way. Từ đầu năm 2009, một vệ tinh đã tập trung vào một vị trí ở phía Bắc, bắc ngang qua chòm sao Lyra và Cygnus, và giám sát khoảng 150.000 ngôi sao xung quanh xem nó có mờ đi không – đó là dấu hiệu một hành tinh có thể đã đi qua bề mặt của một ngôi sao. Nhưng sự mờ đi đó cũng có thể gây ra bởi của một ngôi sao che nhau, một cặp ngôi sao trong một quỹ đạo mà mỗi ngôi sao sẽ đi qua phía trước của ngôi sao kia một lần trong một vòng quay.
 

 
Mặc dù đây không được coi là khu vực thuận tiện cho việc tìm kiếm một hành tinh, nhưng Kepler vẫn không thể bỏ qua những ngôi sao này vì chúng xuất hiện trong khu vực tầm giám sát của vệ tinh này và trên thực tế máy thăm dò trong không gian đã khám phá ra 2000 sao đôi che nhau chưa từng được biết đến trước đây. Vì vậy, một đội nghiên cứu do nhà thiên văn học Laurance Doyle thuộc SETI Institute dẫn đầu đã quyết định quan sát kĩ hơn những ngôi sao này. Cụ thể, một ngôi sao đôi cách trái đất 200 năm ánh sáng đã lọt vào tầm ngắm của họ: nó bao gồm hai ngôi sao, cả hai đều sáng yếu hơn và lạnh hơn so với trái đất, chúng quay quanh nhau trong 1 quỹ đạo 41 ngày. Ngôi sao lớn hơn có màu da cam và có kích thước bằng 2/3 mặt trời, ngôi sao thứ hai có màu đỏ, bằng 1/5 kích thước của mặt trời. Sự suy giảm kép về độ sáng khi chúng đang chơi trốn tìm với nhau (quay quanh nhau) là không thể nhầm lẫn được.
 
Nhưng khi Doyle và các cộng sự của ông kiểm tra kĩ hơn, họ thấy một loạt những sự suy giảm khác mờ nhạt hơn, cho thấy rằng có một vật thể rất nhỏ đi qua phía trước ít nhất là 1 trong 2 ngôi sao. Những sự suy giảm này không có quy luật nào mặc dù chu kì trung bình của chúng khoảng 229 ngày với sai số khoảng 9 ngày. Sự giải thích thích hợp nhất có thể là: một vật thể nhỏ đã đi qua trước mặt của cả 2 ngôi sao và vì chính bản thân các ngôi sao cũng thay đổi vị trí của nó nên các khoảng thời gian cho mỗi lần đi qua cũng thay đổi theo.
 
Joshua Carter, một người trong nhóm nghiên cứu của trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian phát biểu rằng: “Lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy nó, tôi thấy nó thấy tuyệt vời. Thật khó để không thể cảm thấy phấn khích. Có quá nhiều điều thú vị ở đó”.
 
Bên cạnh yếu tố về nhiệt độ, các phép đo rất có giá trị của Kepler về những sự suy giảm độ sáng và sự thay đổi thời gian khiến cho các nhà khoa học có thể tính toán được kích thước và khối lượng của ngôi sao và hành tinh với độ chính xác chưa từng thấy. Carter cũng cho rằng: “Tất cả những gì bạn cần là những nguyên tắc về lực hấp dẫn của Newton và các nguyên tắc hình học của Euclid”. Đối với những fan hâm mộ của bộ phim Star Wars, đó có thể chỉ là một chi tiết nhỏ nhặt, nhưng đối với những kiến thức về sự hình thành, cấu trúc và cấu tạo của các vật thể trong dải ngân hà thì điều đó thực sự rất là quý giá. Carter nói thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để tìm ra hệ thống này hình thành như thế nào”.
 
Họ thậm chí còn tìm thấy những hành tinh khác trong hệ thống này, và kể cả nếu họ không tìm ra thì có thể ngày nào đó họ sẽ tìm ra những ví dụ về những hành tinh quay quanh những ngôi sao đôi trong kho dữ liệu của Kepler. Thậm chí họ còn có thể tìm thấy một mặt trăng quay quanh một hành tinh chuyển động quanh một ngôi sao đôi. Carter kết luận rằng: “Nó vẫn có chung một nguyên tắc chỉ có điều là phức tạp hơn rất nhiều”.
 
Tham khảo Times Science
Xem thêm:

khám phá