Những phong tục cưới hỏi truyền thống

PV  | 31/07/2012 12:00 PM

Không dành cho những bạn Forever Alone.

Ngày nay “công nghiệp đám cưới” hay “công nghiệp tiệc cưới” đã không còn là cụm từ xa lạ với nhiều người. Người ta tổ chức các đám cưới và cố gắng giữ lại nhiều truyền thống có từ lâu đời bên cạnh nhiều hoạt động mới mẻ và sáng tạo. Trong nhiều đám cưới ngày nay, người ta vẫn giữ lại nhiều phong tục, tuy nhiên, các phong tục này nhiều khi cũng có những thay đổi. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao lại có những phong tục này chưa? Tại sao các cô dâu lại cầm bó hoa trong ngày cưới? Tại sao cô dâu, chú rể lại nhảy qua chiếc chổi nằm trên mặt đất? Bài viết xin giới thiệu tới bạn đọc một số phong tục trong đám cưới cũng như lý giải nguyên nhân hình thành những phong tục này.
 
Hoa cưới
 
nhung-phong-tuc-cuoi-hoi-truyen-thong
Hoa cưới là biểu trưng cho hạnh phúc lâu bền.
 
Trước đây, các cô dâu thường mang theo tỏi và rau thì là bên người trong ngày trọng đại. Truyền thống này có lẽ tồn tại bắt đầu từ thời gian mà bệnh dịch hạch hoành hành. Người ta ngậm chặt các loại thảo mộc trong mồm và cầm chắc trong tay để mang hy vọng có thể tồn tại đươc. Chính vì vậy, các loại thảo mộc được xem là một biểu tượng của sức mạnh lâu bền, mãi mãi. Ngày nay, bó hoa mà cô dâu mang theo đã thêm rất nhiều loại hoa với nhiều ý nghĩa biểu tượng đẹp đẽ. Các cô dâu không chỉ cầm hoa trên tay, mà còn cài hoa trên đầu hoặc trên trang phục.
 
Váy phù dâu
 
Người được chọn làm phù dâu thường là người thân hoặc bạn bè của cô dâu. Trước đây, váy của phù dâu cũng giống váy của cô dâu và thường là màu trắng. Người ta cho rằng chính sự giống nhau giữa hai trang phục sẽ ngăn cản được nhiều rắc rối và không may mắn đến cho cô dâu. Tuy nhiên, ngày nay bộ váy của cô dâu đã được thiết kế với nhiều sáng tạo cả về kiểu dáng và màu sắc. Một nguyên tắc quan trọng là váy của phù dâu phải làm nổi bật cô dâu, nhưng vẫn giữ được nét đẹp của phù dâu.
 
Khăn voan
 
nhung-phong-tuc-cuoi-hoi-truyen-thong
Khăn che mặt của cô dâu đến nay đã được cách điệu khá nhiều.
 
Các cô dâu thường yếu đuối và cần che chở. Chính vì vậy, chiếc khăn voan là biểu tượng che chở những người con gái này khỏi quỷ dữ, tà ma. Người La Mã sử dụng khăn voan màu lửa để xua đuổi các linh hồn của người đã khuất. Cũng theo quan niệm trước đây, chú rể là người đầu tiên được nhìn mặt cô dâu nên mạng che mặt chính là vật giúp mọi người tránh khỏi bối rối nếu vô tình nhìn thấy mặt cô dâu. Ngoài ra, trong nhiều tôn giáo, khăn che mặt hay khăn voan cũng thể hiện sự khiêm nhường của bản thân và sự tôn trọng thành kính đối với Chúa trời trong một buổi lễ tôn giáo.
 
Tuần trăng mật
 
Trong tiếng anh, tuần trăng mật là cum từ “honeymoon”. Có rất nhiều giả thuyết đưa ra để lý giải cho sự ra đời của tuần trăng mật. Theo nhiều người thì tuần trăng mật là bắt nguồn từ phong tục của người Bắc Âu, sự ra đời của từ này “honeymoon’’ là bắt nguồn từ từ "Hjunottsmanathr", có nghĩa là ẩn náu, hay ẩn trốn. Các chú rể sẽ bắt cóc cô dâu mà không thông báo cho họ hàng hay người thân của cô dâu biết, chỉ đến khi nào cô dâu đã mang bầu thì gia đình chú rể mới đem trả lại và yêu cầu cha cô dâu đồng ý cho cưới. Cũng lại có ý kiến cho rằng, từ tuần trăng mật ra đời là dựa vào truyền thống uống rượu mật ong vào những ngày đầu mới cưới của cô dâu và chú rể. Họ uống mật ong để kích thích khả năng tình dục cũng như sinh sản. Cũng vì lẽ đó, người ta tặng cô dâu chú rể nhiều rượu mật ong trog ngày cưới.
 
Nhẫn cưới
 
Người La Mã và Ai Cập cổ đại coi nhẫn cưới có vai trò như một cam kết hôn nhân thật sự. Vòng tròn là biểu tượng của hạnh phúc tràn đầy. Chiếc nhẫn cũng là vật ràng buộc hôn nhân. Theo quan niệm của nhiều người, chiếc nhẫn chính là sợi dây gắn kết hai người với nhau. Chất liệu làm nhẫn cũng khá đa dạng như da dê, sừng động vật hoăc kim loại. Tuy nhiên, cũng có điều kiêng kị là cô dâu không nên đi chọn mua nhẫn cưới vào ngày thứ sáu bởi đó là một ngày xui xẻo. Cô dâu và chú rể cũng không được đeo nhẫn trước khi lễ cưới diễn ra.
 
nhung-phong-tuc-cuoi-hoi-truyen-thong
Nhẫn cưới chính là sợi dây gắn kết hai trái tim yêu.
 
Nhảy qua chổi
 
Với những người Mỹ gốc Phi, cặp vợ chồng mới cưới nhảy qua chiếc chổi thể hiện sự tự do trong hôn nhân. Trước đây, những nô lệ bị đưa sang Mỹ không được phép kết hôn. Thế nhưng, nếu như họ nhảy qua chiếc chổi trong đám cưới thì cuộc hôn nhân đó sẽ được xem là hợp pháp và được mọi người tôn trọng. Sáng hôm sau, cô dâu sử dụng chiếc chổi này để quét nhà, hàm ý tự nguyện cũng với các thành viên trong gia đình nhà chồng san sẻ mọi công việc khó khăn.
 
nhung-phong-tuc-cuoi-hoi-truyen-thong
Cô dâu, chú rể nắm tay nhau cùng nhảy qua chiếc chổi nằm trên mặt đất.
 
Vẫn còn rất nhiều phong tục cưới hỏi khác của nhiều khu vực trên thế giới mà chúng ta chưa biết đến. Nhưng dù các phong tục của từng vùng miền có sự khác nhau thì chúng vẫn có điểm chung, đó là đều nhằm mục đích đem lại sự lâu dài và hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của đôi lứa. Chúc cho các bạn đọc của GenK sẽ có được hạnh phúc bền lâu mãi mãi bên người mà mình yêu quý.
 
Tham khảo: howstuffworks


 

Xem thêm:

khám phá