Những điều có thể bạn chưa biết về “cửa sổ tâm hồn” (phần 2)

IanIan  | 15/09/2012 12:00 PM

Lần này, hãy cùng tìm kiếm điều kì diệu trong đôi mắt của các loài động vật.

Ở kỳ trước, chúng ta đã cùng chiêm ngưỡng và tìm hiểu về đôi mắt người. Nhưng mắt của các loài động vật (có vú, bò sát, lưỡng cư..v..v..) khác cũng không kém phần đẹp và thú vị.
 
1. Thỏ đen
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
Phạm vi quan sát của loài thỏ rộng gần như 360 độ, tầm nhìn xa tốt và có thể nhìn cả vật thể cao ngay trên đầu. Đây là một trong những thế mạnh giúp loài vật yếu ớt này tránh được nguy hiểm khi sinh sống trong tự nhiên.
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
Mắt thỏ nhạy cảm gấp 8 lần mắt người khi có ánh sáng nhưng thị lực của chúng lại rất tồi trong bóng đêm.
 
2. Cá sấu
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
Bạn có biết đâu là nguồn gốc của cụm từ “nước mắt cá sấu”? Loài cá sấu nói chung thực sự chảy nước mắt khi chúng đang nhai ngấu nghiến con mồi của mình. Tuy nhiên hiện tượng này hoàn toàn mang tính chất sinh học – không khí lọt vào xoang của cá sấu sẽ trộn lẫn với nước chảy ra từ tuyến lệ, tạo thành bọt sủi qua đôi mắt. Đừng nghĩ rằng con cá sấu đang thương tiếc nạn nhân mà nó vừa “làm thịt” !!!
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
Một thông tin thú vị khác: cá sấu là loài động vật mắt 3 mí. Hai mí như con người, thêm một mí trong suốt để bảo vệ và giúp chúng nhìn tốt hơn khi ở dưới nước.
 
3. Chó Husky
 
Mắt của chó cũng có cấu tạo và hoạt động gần giống mọi loài động vật có vú khác. Tầm nhìn rộng khoảng 250 độ (lớn hơn tầm nhìn của người – 190 độ) và đặc biệt tinh nhạy vào thời điểm hoàng hôn/chạng vạng bởi đây là lúc chúng đi săn mồi.
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
Chó có khả năng nhận diện rất tốt các vật thể chuyển động. Khi không chắc chắn lắm về một con mồi đứng yên, chúng sẽ dùng khứu giác đặc biệt tinh nhạy để kiểm chứng.
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
Chó Husky thường có nhiều màu mắt rất đẹp, thậm chí mỗi mắt một màu hoặc cả 2 màu trên một con mắt.
 
4. Cá
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
Mắt cá có cấu trúc gần tương tự với mắt người. Tuy nhiên, chúng di chuyển thấu kính mắt về phía trước/sau để thay đổi tầm nhìn (trong khi con người làm việc đó bằng cách co giãn đồng tử).
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
Cá không có mí mắt và chúng cũng không cần nhắm mắt khi ngủ.
 
5. Chuột lang
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
Thị lực của chuột lang rất kém nhưng được bù đắp lại bằng khứu giác và xúc giác tốt. Chúng vệ sinh cơ thể bằng cách tiết ra một thứ “nước mắt” màu trắng và lấy móng vuốt cào nước đó khắp mặt.
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
Giống như cá, phần lớn chuột lang cũng ngủ mà không nhắm mắt.
 
6. Ngựa
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
Khác với người, mắt của ngựa được sắp xếp hướng về 2 bên. Vì vậy chúng có thể nhìn khắp xung quanh ngoại trừ 2 vị trí: thẳng trước mặt và thẳng phía sau đuôi.
 
Một người cưỡi ngựa thuần thục luôn tiếp cận con ngựa từ 2 bên - nếu không nhìn thấy bạn, nó sẽ giật mình đá hậu hoặc cao chạy xa bay trước khi bạn kịp trèo lên người nó !
 
nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2
 
7. Cá sấu Mỹ
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
Đằng sau võng mạc của cá sấu Mỹ tồn tại một lớp tinh thể phản chiếu ánh sáng giúp chúng nhìn tốt trong bóng đêm. Nếu chĩa đèn flash camera vào hồ cá sấu, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều đốm sáng sặc sỡ (màu sắc đốm sáng phụ thuộc vào góc độ phản chiếu giữa cá sấu và camera).
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
8. Giông mào
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
Loài động vật này có thị giác tốt, khác với nhiều loài chúng có thể nhìn màu sắc rõ nét và thậm chí nhìn được cả tia cực tím.
 

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2

 
Giông mào xanh có cơ quan cảm biến trên trán hoạt động như một “con mắt thứ 3”. Con mắt đặc biệt này không có khả năng nhìn hình ảnh nhưng lại đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng và chuyển động, giúp chúng tránh khỏi nguy cơ bị rình mò bởi những kẻ săn mồi.
 
9. Mèo
 
nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2
 
Thị lực của mèo đặc biệt xuất sắc trong đêm tối – chúng chỉ cần 1/6 lượng ánh sáng để nhìn so với con người. Chúng nhìn được một số màu nhưng lại lẫn lộn giữa 2 màu xanh/đỏ, và mọi thứ trong tầm nhìn của chúng luôn mờ ảo không rõ ràng.
 
Mắt mèo có thể đổi màu khi lớn lên.
 
nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2
 
10. Ốc sên
 
nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2
 
Thế giới của loài ốc sên chắc hẳn rất tẻ nhạt – chúng chỉ có thể phân biệt sáng/tối và không thể nhìn thêm gì khác. “Mắt” ốc sên chủ yếu dùng để cảm nhận không gian xung quanh và tránh chướng ngại vật, gần như đôi tay của một người mù vậy.
 
nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-cua-so-tam-hon-phan-2
 
 
 
Tham khảo: thatslikewhoa.com