Những biểu tượng tình yêu

PV  | 10/07/2012 05:00 PM

Mùa thu là mùa của các cặp uyên ương, là mùa của những đám cưới rộn ràng. Người ta trao nhau những kỷ vật yêu thương để bày tỏ tình yêu chân thành, nồng nhiệt. Bài viết này xin đề cập tới một số biểu tượng yêu thương mà mọi người hay sử dụng.

Biểu tượng của tình yêu giúp chúng ta bày tỏ tình cảm của mình với đối phương dễ dàng hơn. Tình yêu cũng bao gồm rất nhiều khía cạnh nên các biểu tượng chỉ thể hiện được một vài khía cạnh đó mà thôi. Thay vì định nghĩa tình yêu là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của những biểu tượng trong tình yêu để tiếp cận khái niệm tình yêu trên nhiều phương diện.
 
Tình yêu không chỉ thể hiện bằng lời nói. Những kỷ vật cũng là ngôn ngữ của tình yêu.
 
Táo: Loại quả này biểu trưng cho tình yêu, sự dư thừa và khả năng sinh sản. Theo thần thoại Hy Lạp, thần Gaia đã đưa cho nữ thần Hera quả táo khi Hera lấy thần Jesus để chúc cho tình yêu của họ lâu bền và đoàn viên. Thần rượu vang Dionysus cũng đã dùng táo để chinh phục thành công trái tim của nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite. Ở Trung Quốc, quả táo là biểu tượng của tình yêu và vẻ đẹp nữ tính ở người phụ nữ.
 
Cô dâu Trung Quốc thường mang theo bên mình một quả táo trong đám cưới.
 
Thần tình yêu Cupid (hay còn gọi là Eros) có nghĩa là khao khát trong tiếng Hi Lạp. Theo Hesiod, thần Eros là con của vị thần đầu tiên trên thé giới Chaos. Nhưng số đông lại cho rằng Eros là con của nữ thần Aphrodite và thần chiến tranh Ares. Với người La Mã, thần tình yêu Cupid thường được miêu tả là có bịt mắt để thể hiện sự mù quáng trong tình yêu. Tuy nhiên, Shakespeare khi miêu tả về vị thần này lại cho rằng : "Ái tình không nhìn bằng mắt mà bằng tâm hồn. Vì vậy, nhân loại khắc họa thần Tình yêu có hai cánh nhưng con mắt lại mù lòa".
 
Thần tình yêu Cupid được miêu tả là một cậu bé rất nghịch ngợm.
 
Đàn hạc: Loại nhạc cụ này là biểu hiện của tình yêu dưới hình thức nghệ thuật, thơ ca và âm nhạc. Chiếc đàn là cầu nối tình yêu giữa thiên đàng và mặt đất. Ở Nauy, đàn hạc còn được mô tả giống như hình chiếc thang đưa con người lên Thiên đàng. Theo thần thoại xưa, vua David ( một vị vua nổi tiếng được yêu quý của người Do Thái) cũng từng đánh đàn hạc cho Chúa nghe để bày tỏ sự tôn kính, tình yêu của mình với Chúa.
 
Vua David đánh đàn hạc cho Chúa nghe.
 
Trái tim: Đây có lẽ là biểu tượng phổ biến nhất và dễ nhận ra nhất trong tình yêu. Các pháp sư hay giả kim thuật đều sử dụng biểu tượng trái tim để làm bùa chú hay thần chú liên quan tới tình yêu. Ở rất nhiều nền văn hóa, trái tim chính là biểu hiện của niềm vui, sự nhân từ và lòng từ bi. Từ trái tim mà mọi tình cảm, cảm xúc đều bắt nguồn và nảy nở. Một ai đó trao trái tim cho người mình yêu, đồng nghĩa trao cho họ cả tình yêu trọn vẹn và vĩnh cửu.
 
Lá phong: Ở Trung Quốc và Nhật Bản, lá phong là biểu tượng dành cho những người đang yêu nhau. Những người Bắc Mỹ còn có tập tục đặt lá phong dưới gầm giường để xua đuổi ma quỷ, làm gia tăng những khoái cảm tình dục và có một giấc ngủ yên bình. Cũng ở Bắc Mỹ, trong các tổ cò người ta thấy có nhiều lá phong xung quanh các quả trứng, nên lá phong còn được xem là sự chào đón một đứa trẻ sắp ra đời. Với nhiều nền văn hóa, lá phong cũng là biểu tượng của tình yêu ngọt ngào và kỳ diệu.
 
Lá phong dành tặng cho những người đang yêu.
 
Hoa hồng: Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu hoàn hảo vì nó tượng trưng cho những dục vọng về thể xác, sự thiêng liêng, lãng mạn và cả sự thuần khiết. Trong thần thoại Hy Lạp và La Mã cổ đại, hoa hồng là biểu tượng cho vẻ đẹp của nàng  Aphrodite. Sau cái chết của người tình Adonis, nữ thần xinh đẹp Aphrodite đã đau khổ tới mức để gai hoa hồng đâm vào tay. Máu từ ngón tay nàng nhỏ xuống nhuộm đỏ những cánh hoa hồng trắng. Kể từ đó, hoa hồng đỏ còn là khát khao về một tình yêu mãnh liệt. Trong văn hóa phương Tây, hoa hồng là biểu trưng của niềm đam mê, khát khao và sự hoàn thiện về thể chất. Hoa hồng cũng là biểu tượng của cuộc sống lâu bền và sự tái sinh. Hình ảnh bông hoa hồng cũng gắn liền với hình ảnh nữ thần Hecate trên đỉnh Olympus.
 
Hoa hồng tình yêu
 
Thần Vệ nữ đứng trên một vỏ sò và được cơn gió thơm đưa vào bờ.
 
Vỏ sò: Với lớp vỏ ngoài dày, vỏ sò tượng trưng cho tình yêu luôn được bảo vệ. Trong thần thoại La Mã, nữ thần tình yêu Venus (thần vệ nữ) được sinh ra từ bọt biển. Nàng đứng trên một vỏ sò và được ngọn gió thơm mát đưa vào đất liền. Nữ thần đạo Hinđu Lakshmi được sinh ra từ đá mạt kết hợp với hạt ngọc trai trong vỏ sò. Ở Ấn Độ, vỏ sò cũng là biểu trưng cho tình yêu vì nó đánh thức những trái tim chung tình.
 
Ai cũng có những kỷ niệm tình yêu khó phai mờ.
 
Vẫn còn khá nhiều biểu tượng tình yêu khác mà bài viết chưa thể đề cập hết. Thế nhưng, với mỗi người yêu nhau hẳn họ cũng có những kỷ vật hay tín vật yêu thương riêng. Tác giả bài viết mong rằng các bạn đọc của Genk sẽ cùng với những tín vật yêu thương luôn luôn hạnh phúc bên những người mà mình yêu quý.

 Tham khảo: whatsyoursign

Xem thêm:

khám phá