Nghiên cứu mới giúp viết chữ bằng chuyển động mắt

Panzer  | 04/08/2012 0:00 AM

Nghiên cứu mở ra chân trời mới cho những người khuyết tật, giúp họ giao tiếp hiệu quả hơn.

Duy trì khả năng giao tiếp hiệu quả là một trong những thách thức chính mà những người bị mắc những căn bệnh nặng về khả năng nhìn phải đối mặt. Những căn bệnh như xơ cứng teo cơ cột bên ALS (bệnh thần kinh vận động khiến những tế bào thần kinh tự tiêu hủy, dẫn đến các cơ quan trong cơ thể dần dần bị tê liệt cho đến chết) có thể làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của mắt dẫu điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Một nghiên cứu mới được tiến hành tại Đại học Pierre & Marie Curie, Paris có thể tạo nên đột phá cứu giúp người bệnh này khi giúp người bệnh có thể giao tiếp bằng cách viết chữ tuy chỉ chỉ là những nét chữ thảo bằng chuyển động mắt.
 

nghien-cuu-moi-giup-viet-chu-bang-chuyen-dong-mat

 
Dù phần lớn những chuyển động của mắt rất phức tạp và chúng ta khó có thể điều khiển những cử động này linh hoạt theo một hướng nhất định. Vì vậy điều khiển mắt để tạo nên những nét chữ dường như là điểu không thể. Nhưng công nghệ “viết bằng mắt” ra đời mới đây hoạt động theo nguyên tắc “đánh lừa” hệ thống cơ thần kinh mắt để mắt người tự chuyển động tùy ý theo bất kì hướng nào.
 
Họ đã sử dụng màn hình hiển thị được thiết kế đặc biệt bao gồm 500 đĩa có độ tương phản như nhau nhưng thay đổi tính phân cực về độ sáng trung bình theo thời gian với tần số khoảng 10Hz. Kết quả là ảo ảnh quang học được tạo ra cho phép người nhìn dõi theo chuyển động mắt của chính họ. Theo Jean Lorenceau, nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Pierre & Marie Curie, Paris, phát minh này có thể tạo ra công cụ sử dụng chuyển động của mắt để vẽ viết hay kí tên.
 

nghien-cuu-moi-giup-viet-chu-bang-chuyen-dong-mat

 
Khám phá này được phát hiện một cách khá tình cờ. Khi Loerencau đang chuyển động mắt phía trước một màn hình hiển thị đặc biệt trong phòng thí nghiệm thì ông phát hiện một vài hiệu ứng lạ như có thể nhìn thấy chuyển động của mắt ông. Sau một chút thời gian để thực nghiệm, nhà khoa học đã có thể kiểm soát tốt hơn những chuyển động này và cuối cùng ông đưa ra kết luận nếu được huấn luyện, một số người có thể viết chữ bằng mắt trên màn hình nhờ thiết bị điện tử với vận tốc 25 kí tự mỗi phút.
 
Ngoài việc mở ra chân trời mới cho những người khuyết tật giúp họ giao tiếp với thế giới tốt hơn, phát minh của Lorenceau sẽ trở nên hữu dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Chẳng hạn như công nghệ có thể được áp dụng để giúp đỡ các vận động viên và các bác sĩ phẫu thuật luyện tập đôi mắt hiệu quả. Thậm chí xa hơn là sử dụng như một hệ thống điều khiển đối với thiết bị hiển thị thực tế ảo như dự án kính Project Glass của Google

Tham khảo: Gizmag