Ngày 6/6 tới, Sao Kim sẽ "đi qua" mặt trời

PV  | 31/05/2012 11:00 AM

Sau hiện tượng nhật thực diễn ra vào 20 tháng 5 vừa rồi, thêm một sự kiện tuyệt vời đáng được trông chờ sắp đến với chúng ta vào tháng 6 : hiện tượng thiên văn có tên Venus Transit.

 
 
Sau hiện tượng nhật thực diễn ra vào 20 tháng 5 vừa rồi, thêm một sự kiện tuyệt vời đáng được trông chờ sắp đến với chúng ta vào tháng 6: hiện tượng thiên văn có tên Venus Transit.
 
Vào ngày 5/6 (hoặc 6/6 ở bán cầu đông) sao Kim sẽ đi ngang qua mặt trời. Từ trái đất, chúng ta sẽ thấy sao kim dưới hình dạng một chấm đen nhỏ di chuyển chậm.
 
Sự kiện ấn tượng này sẽ được chiêm ngưỡng từ cả 7 lục địa. Đây là một dịp hiếm có vì cho đến 105 năm nữa nó mới tái diễn.
 
Dean Pesnell- một nhân viên của NASA phát biểu với SPACE.com “Tôi nghĩ rằng đây sẽ là cơ hội duy nhất trong đời mình để được thấy điều kỳ diệu này”.
 
Lịch sử sự kiện
 
Trong lịch sử thiên văn học, từ khi kính thiên văn được phát minh ra thì mới chỉ có 7 lần xảy ra hiện tượng này. Lần cuối cùng nó xảy ra là vào năm 2004 và được dự đoán là năm 2117 mới tiếp tục xuất hiện.
 
Không những hiếm khi xảy ra mà hiện tượng này còn có đóng góp lớn cho lịch sử ngành thiên văn. Các nhà khoa học đã có những phát hiện lớn trong thế kỉ 18 thông qua 2 lần sao kim đi qua và năm 1761 và 1769. Mục đích của những nghiên cứu về hiện tượng này là giúp trả lời  câu hỏi quan trọng ví dụ như khoảng cách từ trái đất đến mặt trời. Bằng cách tính chính xác thời gian thấy sao kim đi qua từ nhiều điểm trên địa cầu, các nhà nghiên cứu thời trước đã tính toán được khoảng cách này. Ngoài ra nó còn giúp nghiên cứu những hành tinh ngoại – những thế giới quay quanh mặt trời khác. Dữ liệu thu thập được qua những lần “quá cảnh” mang ý nghĩa rất lớn.
 
Thuyền trưởng James Cook – nhà thám hiểm nổi tiếng người Anh đã tham gia cuộc chèo thuyền đến Tahiti năm 1769 và chiêm ngưỡng hiện tượng này từ một nơi thú vị được gọi là điểm Venus.
 
Sau này, các nhà nghiên cứu đã có đầy đủ dữ liệu hơn thông qua những bức ảnh chụp hiện tượng này xảy ra vào các năm 1874 và 1882
 
Cách xem
 
Hầu hết toàn cầu có thể xem một phần của việc “quá cảnh” này vào ngày 5/6 nếu thời tiết thuận lợi. Đặc biệt là các khu vực Châu Á, phía đông Australia, New Zealand, Alaska, Bắc Canada … Một số nhân viên của NASA như Pesnell sẽ được xem từ Fairbanks, Alaska.
 
Những dù xem ở đâu thì cũng nên có một vài lưu ý.
 
- Đừng nhìn vào mặt trời trực tiếp bằng mắt thường hoặc thông qua máy ảnh, ống nhòm, kính thiên văn không có bộ lọc chuẩn. Hành động này có thể làm mắt bị tổn thương hoặc nghiêm trọng hơn là mù.
 
- Để việc quan sát được an toàn thì bạn cần mua những bộ lọc đặc biệt phù hợp cho thiết bị của mình.
 
- Cách an toàn và đơn giản nhất là quan sát mặt trời một cách gián tiếp. Tức là bạn sửu dụng kính thiên văn hay một mắt của ống nhìn để chiếu ảnh mặt trời lên một tấm bìa trắng, Hình ảnh mặt trời và sao kim sẽ xuất hiện.
 
Hi vọng rằng bạn sẽ chiêm ngưỡng được hiện tượng hiếm có này một cách hoàn hảo nhất.
 
Tham khảo: foxnews