NASA vẽ thành công bản đồ mặt trăng chi tiết như... Google Map

PV  | 30/11/2011 05:00 PM

Bản đồ mới về mặt trăng bao quát đến 98,2% bề mặt mặt trăng và miêu tả được chính xác bề mặt của vệ tinh này, với độ chuẩn tỉ lệ 1:100 mét.

Các nhà khoa học đã gắn những miếng ghép có độ phân giải cao nhất từng có ghi lại địa hình của mặt trăng từ trước đến nay, nhờ vệ tinh quan sát Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) do NASA xây dựng. Bản đồ mới về mặt trăng bao quát đến 98,2% bề mặt mặt trăng và miêu tả được chính xác bề mặt của vệ tinh này, với độ chuẩn tỉ lệ 1:100 mét. Các nhà khoa học coi đây như một cái nhìn toàn cảnh về thiên thể gần gũi nhất với trái đất có độ phân giải cao nhất từ trước đến giờ.



Mark Robinson của đại học Arizona State University, người phụ trách chính của Lunar Reconnaissance Orbiter Camera (LROC) đã tuyên bố vào ngày thứ năm (17/11): “Với bức hình miêu tả địa hình mới của mặt trăng đã cung cấp cho các nhà khoa học những thông tin mà họ hằng mong mỏi từ thập niên của tàu Apollo”. Ông còn cho biết thêm: “Chúng ta có thể phân loại các địa hình với tỉ lệ 1:100 mét trên bề mặt mặt trăng bằng cách phân loại xem lớp vỏ bên ngoài đã phân hóa ở mức độ nào, nhờ đó hiểu rõ hơn về các tác động đến máy móc, điều tra về bản chất của núi lửa cũng như tạo ra những robot tốt hơn và những kế hoạch khám phá mặt trăng trong tương lai”.



Bản đồ mới được tạo thành từ hàng ngàn các bức tranh thu thập từ những camera với góc quay rộng, là một phần hệ thống hình ảnh của LROC. Cứ mỗi tháng một lần, chiếc camera góc rộng này sẽ lưu lại hình ảnh bề mặt mặt trăng từ LRO với độ cao trung bình khoảng 50 km, tạo thành cuốn ghi chép những tấm hình về mặt trăng trong nhiều điều kiện ánh sáng. NASA đã cho phóng Lunar Reconnaissance Orbiter vào năm 2009 với nhiệm vụ vẽ lại bản đồ mặt trăng cùng những chi tiết chưa được biết đến với mức kinh phí 504 triệu USD. Chiếc tàu vũ trụ có kích cỡ ngang một chiếc Mini Cooper và đã mang theo 7 phi hành gia để nghiên cứu về bề mặt mặt trăng.



Ngoài nhiệm vụ chính là tạo nên một tấm bản đồ về mặt trăng, con tàu vũ trụ cũng tìm ra một số dấu tích cổ về những công cuộc khám phá mặt trăng trước đây, bao gồm cả con tàu Apollo huyền thoại của NASA cùng những dấu chân được để lại bởi những phi hành gia sau 6 cuộc thám hiểm mặt trăng vào giữa năm 1969-1972. Bản đồ mới về mặt trăng của Lunar Reconnaissance Orbiter không hoàn toàn bao phủ 100% bề mặt bởi các hiệu ứng bóng đổ đã ngăn những chiếc camera có thể chụp được những hình ảnh chính xác ở cực nam và bắc của mặt trăng. Tuy nhiên, một thiết bị khác của LRO, Lunar Orbiter Laser Altimeter có thể vẽ lại địa hình các cực để các “lỗ trống” tại các cực nhanh chóng được lấp đầy.




Mặc dù có những chi tiết chưa rõ tại các điểm cực, các nhà nghiên cứu cho hay tấm bản đồ mới này vẫn có rất nhiều điều thú vị. Robinson cho biết: “Tôi không thể hài lòng hơn về chất lượng của tấm bản đồ, sự đa dạng và chi tiết của địa chất mặt trăng sẽ thu hút sự chú ý của mọi người trong nhiều năm tới”.


Tham khảo: Foxnews