Một thiên thạch lớn có khả năng đâm vào trái đất trong tương lai

phantoms9  | 12/03/2012 08:00 AM

Tiểu hành tinh này được gọi là 2011 AG5, có kích thước khoảng 140m, dự tính sẽ tiến sát Trái Đất vào năm 2040.

Các nhà khoa học đang theo dõi chặt chẽ một tiểu hành tinh có thể sẽ đe dọa tới Trái Đất trong vài thập kỷ nữa. Tiểu hành tinh này được gọi là 2011 AG5, có kích thước khoảng 140m, dự tính sẽ tiến sát Trái Đất vào năm 2040. Tiểu hành tinh này được phát hiện vào tháng 1, 2011 khi các nhà nghiên cứu tiến hành quan sát dãy Lemmon, Tucson, Ariz, hiện tại thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa nắm rõ được khối lượng và thành phần cấu tạo của nó.


Nhà nghiên cứu Detlef Koschny thuộc Cơ quan năng lượng vũ trụ Châu Âu cho biết : “2011 AG5 là hành tinh có nguy cơ gây hại tới Trái Đất cao nhất. Qua các cuộc thảo luận, chúng tôi cho rằng chưa cần thiết phải gọi nó là nguy cơ “thực tế” bởi hiện nay chúng ta chưa có được quỹ đạo chính xác để tiến hành quan sát. Hiện nay, chúng tôi vẫn đang tiến hành nghiên cứu thêm.”. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu YeoMan cũng cho biết “ Đối tượng sẽ được quan sát từ mặt đất trong khoảng 2013-2016 và sẽ có thời gian để thay đổi trước thời điểm mấu chốt “keyhole “ 2023. Keyhole là một vùng nhỏ trong không gian gần Trái Đất mà khi một Neo đi qua quỹ đạo có thể bị nhiễu loạn do lực hấp dẫn, tác dộng lên đối tượng có thể gây ảnh hưởng đến Trái đất. Theo JPL, khoảng cách Keyhole mà 2011 AG5 phải vượt qua sẽ là 100km. Dựa trên các phân tích mới nhất thì trong trường hợp nếu tác động của tiểu hành tinh vượt qua thời điểm 2023, cộng đồng quốc tế sẽ phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn giữa việc cho nổ hạt nhân để ngăn chặn tác động của NEO khi đi qua keyhole hay chấp nhận chịu sự va chạm. Các mốc thời gian sẽ được yêu cầu để tính toán độ lệch của thiên thạch, giảm thiểu tác động và sự ảnh hưởng.

Trước mắt, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tiến hành quan sát vào các thời điểm thuận lợi   tháng 9, 2013 và tháng 11, 2015 trước khi có kế hoạch cụ thể.

Tham khảo: foxnews

Xem thêm:

khám phá