"Mổ xẻ" Shard - Kim tự tháp chọc trời của nước Anh

PV  | 25/12/2011 12:15 AM

Dự tính được hoàn thành vào năm 2012. Tòa nhà cao 309m Shard London Bridge sẽ là tòa nhà cao nhất Châu Âu.

Dự tính được hoàn thành vào năm 2012. Tòa nhà cao 309 mét “Shard London Bridge” sẽ là tòa nhà cao nhất Châu Âu, nhưng sự hiện diện của nó trên bầu trời London đã có thể cảm nhận rất rõ từ năm nay. Đã hoàn thành được 245 mét, Shard thật sự vô cùng nổi bật ở thành phố, ở đất nước không có nhiều những tòa nhà chọc trời. Các cư dân London đã có thể nhìn thấy mặt chính bằng kính khoảng một tháng nay. Thật khó khi nhìn vào Shard mà không liên tưởng đến hình dạng một chiếc kim tự tháp. Tuy nhiên, mô hình hoàn thiện của tòa tháp này trông giống như một chiếc vương miện bị phân thành các mảnh chứ không phải là kim tự tháp. Kiến trúc sư Renzo Piano- lên ý tưởng cho Shard, đã so sánh tòa nhà với cột buồm rất cao của một con tàu thế kỷ 16. Cái tên Shard được Piano đặt sau khi phải nhận những lời chỉ trích từ nhóm Di sản tiếng Anh và thiết kế của anh giống như “mảnh vỡ thủy tinh”. Và áp lực đặt ra cho nhà thiết kế là làm sao chứng minh được môi trường và sự an toàn của tòa nhà cao tầng.
 

 
Kết cấu khung xương bằng thép và bê tông
 
Kamran Moazami, Trưởng bộ phận cấu trúc thuộc WSP miêu tả Shard như một cấu trúc lai, đòi hỏi phải sử dụng theo nhiều cách. Không giống như các tòa nhà khác, Shard bao gồm cả khu văn phòng và doanh nghiệp, 3 tầng nhà hàng, 19 khách sạn, 13 căn hộ cao cấp đặc biệt với tầm nhìn bao quát cả thành phố (giá khoảng 20 triệu đô). Trên đỉnh là sàn quan sát và chóp. Đối với các phòng ngủ và khu thư giãn, các tấm sàn được hình thành từ bê tông kéo căng, khắc phục điểm yếu cố hữu về sức ép bằng các sử dụng gân thép tạo độ căng.
 
Công nghệ này cho phép tối đa hóa số phòng trong một không gian và giảm thiểu tiếng ồn tối đa. Ở trên phần cao nhất, cấu trúc toàn bộ là thép, kết hợp với hệ thống được gọi là” mũ giàn” liên kết vành đai với nhau giống như một sợi dây buộc lều. Tất cả nằm trên một hệ thống 3 cọc rộng 1 mét, sâu 50 mét. Tuy nhiên nếu chỉ có những hệ thống hỗ trợ như trên thì Shard sẽ bị thổi bay theo gió. Khi ở trên cao, lực tác dụng bởi gió có thế vượt qua trọng lượng của tòa nhà. Cấu trúc cốt lõi thép bê tông của Shard có thể chịu được các trọng tải bên, với các hệ thống thiết yếu như lõi tòa nhà như hệ thống cáp, thang máy, nước… “Về bản chất, một kết cấu tốt là đặt các thành phần vào những vị trí thuận lợi nhất và mọi hình dạng đều là cơ hội của bạn”- Moazami nói.
 
Cấu trúc mô phỏng và buồng gió.
 
Vài phút trên google là bạn sẽ thấy rằng thiết kế của những tòa nhà chọc trời cho thấy các kiến trúc sư không thể hoàn toàn chắc chắn rằng chúng có thể đứng vững trong mọi hoàn cảnh. Mark O’Conor nói” Hiển nhiên sẽ có các khu vực ở Shard nằm ngoài thiết kế thường, điều đó có nghĩa là chúng tôi phải dành nhiều thời gian cho việc thiết kế chúng”. Để chắc chắn, các mô phỏng được xây dựng trên máy tính, những mấu thiết kế và phân tích được tiến hành với ETABS và SAP2000 cùng nhiều công cụ phức tạp khác. Các kỹ sư sẽ kiểm tra sự vận hành của các mẫu thiết kế trong trường hợp này là “các sự cố nghiêm trọng” từ động đất đến nổ bom. Gia tốc sẽ được kiểm soát bằng việc đặt thêm các khối bên ngoài ở khu vực trên cao nhờ vậy sẽ không có cảm giác “di chuyển”. Và cuối cùng, Shard có cấu trúc được phân chia thành từng ngăn, nhờ vậy giúp hạn chế hỏa hoạn khi xảy ra sự cố.
 
Tham khảo arstechnica
Xem thêm:

khám phá