Máy bay hạt nhân có thể bay liên tục 1 tháng?

PV  | 15/04/2012 0:00 AM

Sự ra đời của máy bay không người lái sử dụng năng lượng hạt nhân đã gây ra khá nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Dù thời gian bay có thể lên tới cả tháng trời, nhưng trong trường hợp máy bay bị rơi hay khủng bố tấn công thì khó ai có thể lường hết được rủi ro xảy ra.

Theo kết quả nghiên cứu hợp tác giữa phòng thí nghiệm quốc gia Sandia và tập đoàn Northrop Grumman đưa ra năm ngoái, chiếc máy bay không người lái sử dụng năng lượng hạt nhân đã không còn là ý tưởng khoa học viển vông nữa. Loại máy bay này nếu được đưa vào sử dụng sẽ có thời gian bay lâu hơn, kéo dài đến hàng tháng trời. Đồng thời, hệ thống quản lý và vũ khí trang bị trên máy bay cũng tối tân hơn nhiều so với các loại máy bay thông thường.
 

 
Dù cụm từ “hạt nhân” không hề được đề cập tới trong bản tóm tắt báo cáo của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), thế nhưng có rất nhiều dấu hiệu ám chỉ đây chính là nguồn năng lượng cơ bản cho loại máy bay này. Trong bản tóm tắt báo cáo, các nhà khoa học chỉ miêu tả đây là loạị công nghệ năng lượng “tiến bộ hơn nhiều so với công nghệ hydro cacbon hiện thời” và chính vì các lý do “an toàn” cũng như “vấn đề chính trị” mà loại năng lượng này đến giờ vẫn chưa được chính thức sử dụng. Theo phân tích của  nhiều chuyên gia, các nhà khoa học Mỹ  đang muốn nhắc tới nguồn năng lượng hạt nhân trong bản báo cáo này.
 
Hơn nữa, tiến sĩ Steven.B.Dron “chuyên gia về động lực hạt nhân”– của phòng thí nghiệm quốc gia Sandia là người chịu trách nhiệm chính quản lý dự án sản xuất máy bay không người lái. Ông  cũng chính là đồng chủ tịch của phiên họp “Đánh giá sự hỗ trợ của năng lượng phi hạt nhân trong quá trỉnh phát triển động lực nhiệt hạt nhân “trong Hội nghị lần thứ 25 về Động lực và năng lượng nguyên tử không gian diễn ra vào năm 2008. Đây cũng là một nguyên nhân để nhiều chuyên gia rút ra khẳng định mẫu máy bay mới sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân để hoạt động.
 
Sau khi bản báo cáo của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) được đưa ra, phòng thí nghiệm quốc gia Sandia đã không hề phủ quyết hoàn toàn việc họ đang nghiên cứu hệ thống động lực hạt nhân cho mẫu máy bay không người lái. Tuy nhiên, người phát ngôn của phòng thí nghiệm này cũng nhấn mạnh vào mục đích ban đầu của việc nghiên cứu, đó là “tìm kiếm những giải pháp có thể có để giải quyết các khó khăn đặt ra về mặt kỹ thuât.””Những nghiên cứu về lĩnh vực nguyên tử hạt nhân vẫn chỉ mang tính lý thuyết…Và dự án cũng đang trong giai đoạn kết thúc.”
 
Tuy nhiên, bản báo cáo của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ đã khẳng đinh chắc chắn mẫu máy bay không người lái sẽ sử dụng nguồn năng lượng mới, đảm bảo thời gian bay sẽ kéo dài hơn. Đồng thời, trong quá trình sản xuất máy bay, các kết quả về mặt kỹ thuật đạt được trong dự án của Sandia cũng sẽ được áp dụng.
 
Theo nhiều chuyên gia, các tranh cãi xung quanh vấn đề này sẽ nảy sinh, việc sử dụng năng lượng hạt nhân sẽ gặp phải rất nhiều phản đối gay gắt do đây là vấn đề có liên quan tới lĩnh vực chính trị. Trên tờ Guardian (Anh), những người phản đối việc sản xuất mẫu máy bay này đã chỉ ra hậu quả khủng khiếp trong trường hợp máy bay rơi, hẳn thiệt hại sẽ nặng nề hơn rất nhiều so với việc thả bom. Một trường hợp tồi tệ khác cỏ thể xảy ra là khi máy bay bị các lực lượng khủng bố hoặc thù địch tấn công,
 
Các chuyên gia quân sự Mỹ vẫn đang cố gắng để có thể áp dụng được mẫu máy bay này vào thực tế. Chúng ta hãy chờ xem trong thời gian tới, số phận của mẫu máy bay tân tiến này sẽ được quyết định như thế nào.
 
Tham khảo: gizmag
Xem thêm:

khám phá