Lịch sử thăng trầm của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA)

PV  | 17/05/2012 0:00 AM

Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với CIA qua môt loạt các bộ phim Holywood, thế nhưng chắc chắn có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ CIA là gì; họ làm những công việc gì? Trong bài báo này, chúng ta sẽ tóm lược sơ qua về lịch sử hình thành của CIA và một vài sự kiện tiêu biểu.

CIA là cụm từ viết tắt của Central Intelligence Agency (Cơ quan tình báo trung ương Mỹ). Chức năng chính của cơ quan này là thu thập và phân tích thông tin về chính phủ các nước, các tập đoàn kinh tế, các tổ chức hay về bất cứ ai để cung cấp cho chính phủ Mỹ những thông tin quan trọng và cần thiết phục vụ việc hoạch định chính sách, đề ra các biện pháp ứng phó thích hợp. 

CIA cũng tham gia tuyên truyền, phổ biến những thông tin ngầm hoặc công khai và gây ảnh hưởng đến các tổ chức và cá nhân nhằm thu hút sự ủng hộ cho Chính quyền Mỹ.  Mặt khác, Tổ chức này thực hiện các hoạt động ngầm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng thống Mỹ. Cũng giống như các cơ quan khác của Mỹ, CIA có một hệ thống kiểm soát và cân bằng riêng. CIA chịu trách nhiệm đổi với cả 2 ngành lập pháp và  hành pháp và chịu trách báo cáo với Hội đồng An ninh Quốc Gia, Ban Giám sát tình báo trung ương và ban tư vấn chính phủ Mỹ.

 
Về mặt lập pháp, CIA làm việc chủ yếu với Ủy ban thường trực tình báo và Ủy ban thượng viện. Hai ban ngành này cùng với Ủy ban đối ngoại, cục ngoại vụ và ủy ban Quân sự chịu trách nhiệm giám sát và ủy quyền cho các hoạt động của CIA.


Hiện tại ngân sách của CIA vẫn được giữ kín. Tuy nhiên số tiền mà tổ chức này tiêu tốn hàng năm có thể lên tới nhiều tỉ đô la, một phần do quốc hội cung cấp, còn một phần là hoạt động kinh doanh và bán những thông tin tình báo của mình cho các cơ quan khác của nước Mỹ. Vào năm 1997 lần đầu tiên chính phủ Mỹ công khai các số liệu tổng hợp với mọi hoạt động liên quan đến tình báo (trong đó CIA chỉ là một phần) với ngân sách khoảng 22,6 tỉ USD. Ngân sách tình báo của những năm khác vẫn được giữ bí mật. Về số nhân viên thì CIA có khoảng 20,000 người.

1. Lịch Sử


CIA được thành lập năm 1947 theo “Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947” do Quốc hội thông qua và Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman ký ban hành, có tiền thân là Cơ quan Tình báo chiến lược (OSS) thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. Tổ chức OSS đã giải tán vào tháng 11 năm 1945 và các hoạt động được chuyển giao cho Bộ Ngoại giao và Bộ Chiến tranh. Do sự cần thiết của một hệ thống tình báo tập trung sau chiến tranh nên 11 tháng trước đó, vào năm 1944, William J. Donovan, người khai sinh OSS, đã đệ tình lên Tổng thống Franklin D. Roosevelt một bản kế hoạch thành lập một tổ chức tình báo chịu sự giám sát trực tiếp của Tổng thống.

Mặc dù gặp phải sự phản đối từ phía Bộ ngoại giao và Cục Điều tra Liên bang nhưng Tổng thống Truman vẫn quyết định thành lập Khối Tình báo trung ương vào tháng 1 năm 1946. Sau đó theo Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947 (có hiệu lực từ ngày 18 tháng 9 năm 1947), Hội đồng An ninh quốc gia và Cơ quan Tình báo Trung ương chính thức ra đời. Thiếu tướng hải quân Roscoe H. Hillenkoetter là người đầu tiên được bổ nhiệm vào chức Giám đốc Tình báo Trung ương.

Hai năm sau -1947, điều lệ 81-110 được thông qua, cho phép cơ quan này được quyền sử dụng các thủ tục về mật vụ, tài chính và hành chính và được miễn khỏi hầu hết những hạn chế trong việc sử dụng ngân quỹ liên bang. Sắc lệnh này cũng cho phép CIA không cần công bố các thông tin về tổ chức, nhiệm vụ, văn tự, tiền lương, số lượng nhân viên. sắc lệnh này cũng bao gồm cả chương trình "PL-110" để lợi dụng những kẻ đào ngũ và một số cá nhân nước ngoài, đồng thời cung cấp tài chính họ. Năm 1949, cơ quan tình báo của Tây Đức Bundesnachrichtendienst dưới quyền lãnh đạo của Reinhard Gehlen, đã nằm trong sự điều khiển của CIA.

Năm 1950, CIA thành lập Tập đoàn Pacific, một trong những tổ chức kinh doanh đầu tiên của CIA. Cũng trong thời gian đó, Giám đốc Hillenkoetter lần đầu tiên phê chuẩn chương trình điều khiển nhận thức (mind control) mang tên Dự án BLUEBIRD. Năm 1951, hệ thống truyền thanh Columbia (CBS) bắt tay hợp tác cùng CIA. Sau đó, Tổng thống Truman quyết định đổi tên Dự án BLUEBIRD thành Dự án ARTICHOKE.

Trong những năm đầu mới đi vào hoạt động, CIA không chịu nhiều sự điều khiển từ các cơ quan khác của chính phủ. Tuy nhiên mọi chuyện đã thay đổi vào khoảng những năm 70, thời điểm xảy ra vụ Watergate.

2.Cơ cấu

Đại tướng Michael V. Hayden
giám đốc CIA
 

CIA được chia ra thành 4 ban ngành chính với các nhiệm vụ, mục đích hoạt động riêng biệt

a. Sở Mật vụ Quốc gia (NCS)
 
Đây là nơi diễn ra các hoạt động gián điệp. Các nhân viên sẽ bí mật hoạt động bên ngoài để thu thập tin tức, tuyển chọn “các chi nhánh” tình báo để thu thập các thông tin. Nhân viên làm cho NCS phải là những người được đào tạo bài bản, có học thức, biết ngoại ngữ, khả năng xử lý thích ứng nhanh với mọi tình huống trong công tác. Hầu hết tất cả mọi người xung quanh bao gồm cả bạn bè và người thân cũng không biết chính xác những gì họ làm. Tất cả mọi thứ đều phải bí mật.
 
b. Ban Khoa học & Công nghệ (D/S&T)

Chịu trách nhiệm thu thập các thông tin công khai bao gồm các thông tin xuất hiện trên truyền hinh, báo đài, internet... Họ cũng sử dụng các hình ảnh điện tử và vệ tinh phục vụ cho công việc.

c. Ban Tình báo

Tất cả các thông tin được thu thập ở 2 ban trên sẽ được chuyển cho Ban tình báo. Nhân viên ở đây sẽ phân tích và lập các báo cáo về nó. Nhân viên làm việc tại đây đòi hỏi phải có kỹ năng báo cáo và phân tích tốt, chịu được áp lực cao về thời gian.

d. Ban Hỗ trợ

Đội ngũ nhân viên chịu trách nhiệm hỗ trợ cho phần còn lại trong tổ chức như công tác tuyển dụng, đào tạo.

3. Các vụ bê bối

Trong lịch sử 50 năm của mình, CIA đã bị chỉ trích nhiều vị sự góp mặt của mình trong nhiều sự kiện gây tranh cãi:

Iran 1953, CIA hậu thuẫn một cuộc đảo chính lật đổ thủ tướng và phục hồi quyền lực Shah của Iran. Nhiều sử gia coi đây là một sai lầm vì sau đó Shah tiến hành cai trị đàn áp và cuối cùng dẫn đến một cuộc cách mạng trong những năm 1970. Sau khi cuộc cách mạng, các nhà lãnh đạo chống Mỹ lên nắm quyền.


- Sự kiện Vịnh Con Heo - 1961:  là một nỗ lực bất thành của lực lượng những người Cuba lưu vong do CIA huấn luyện để xâm chiếm miền nam Cuba với sự hỗ trợ của quân đội chính phủ Hoa Kỳ, nhằm lật độ chính phủ của Fidel Castro ở Cuba.


Vụ Watergate:  là một vụ bê bối chính trị trên chính trường  Mỹ, từ năm 1972 đến năm 1974, dẫn đến việc Tổng thống Richard Nixon phải từ chức.

Family Jewels : Sau vụ Watergate, giám đốc CIA James Schlesinger tuyên bố sẽ tìm ra nếu có bất cứ nguy hiểm nào trong CIA.  Tuy nhiên, sau đó ông lại chuyển qua làm Bộ trưởng Quốc Phòng. Người đứng đầu CIA mới – William Colby đã tiếp nhận 693 trang tài liệu được biết đến như “bí mật của gia đình” . Báo cáo đã cho thấy các kế hoach ám sát Fidel Castro và các nhà lãnh đạo nước ngoài, theo dõi người dân Mỹ - nghe điện thoại, đọc các tờ khai thuế... Colby sau đó quyết định dẹp bỏ các kế hoạch này.

Vụ Iran-Contra : một số thành viên của chính quyền Reagan đã vi phạm lệnh cấm vận bán vũ khí cho Iran. Số tiền thu được đã được sử dụng để tài trợ cho Contras, một nhóm du kích cánh hữu ở Nicaragua. Năm 1986, Tổng thống Reagan khẳng định rằng vũ khí phòng thủ đã được chuyển giao cho Iran. Sau đó, thông tin nổi lên là giám đốc CIA William Casey đã tham gia trong vụ bê bối.


Aldrich Ames - Nhân viên CIA với 9 năm công tác này làm việc bí mật cho KGB.  Aldrich đã tiết lộ danh tính các điệp viên Mỹ làm việc tại Liên xô và nhận được hơn 2 triệu đô từ KGB.  Năm 1994, Ames đã bị bắt và phải chịu án tù chung thân.

Vụ 11 tháng 9, 2001 – vụ khủng bố kinh hoàng trong lịch sử nước Mỹ và CIA đã bị chỉ trích nặng nề vì không thể phát hiện ra hành động này sớm. Kể từ đó, CIA đã tăng cường các chương trình gián điệp ,đào tạo nhiều sĩ quan mới. Hiện tại họ cũng thay đổi cấu trúc trong cộng đồng tình báo tổng thể để đảm bảo hợp tác giữa các cơ quan.

4. Một vài món đồ gián điệp

Cuối cùng, bên cạnh một vỏ bọc ngụy trang hoàn hảo thì công cụ và các thiết bị hỗ trợ là những thứ không thể thiếu đối với một điệp viên. Một vài thiết bị tiêu biểu đang được lữu giữ tại bảo tàng CIA:


- “Dead drop spike” - một thiết bị che giấu đã được sử dụng từ cuối những năm 1960 để giấu tiền bạc, bản đồ, tài liệu và các thứ khác. Nó không bị thấm nước và dễ dàng cất giấu.
 


- Máy ảnh Microdot Mark IV được sử dụng chụp các tài liệu chuyển qua lại giữa Đông và Tây Berlin trong những năm 1950 và 1960. Ảnh chụp có kích thước bằng đầu kim và được gắn vào thư đánh máy. Hình ảnh sau khi được nhận sẽ được xem dưới kình hiển vi.


- Đồng đô la bạc này vẫn được sử dụng cho đến tận ngày nay, mục đích chính để giấu tài liệu.


- Tờ rơi : được sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư nhằm cảnh báo thường dân về hoạt động ném bom và cho các đơn vị quân đội một cơ hội để đầu hàng.

Hiện nay bên cạnh các hoạt động tính báo về gián điệp, phản gián và hành động bí mật, CIA sẽ tập trung chủ yếu cho các hoạt động chống khủng bố.

Tham khảo: Howstuffworks