Khám phá SWAT team - Phần 2: Chiến thuật, đột kích và những sai lầm ngớ ngẩn của SWAT

PV  | 09/08/2012 0:00 AM

Ở phần này chúng ta cùng bàn đến chiến thuật của SWAT.

Trong bài viết về SWAT ở kỳ trước, có lẽ bạn đọc đã phần nào hình dung được về cái tên này. Được tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng, với những trang bị tối tân, nhưng nổ súng liệu có phải là công việc ưa thích của họ?
 

kham-pha-swat-team-phan-2-chien-thuat-dot-kich-va-nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-swat

Chiến thuật và kế hoạch
 
Trang bị tối tân với súng ống đến tận răng và áo giáp phủ kín người, nhưng có lẽ bạn sẽ phải bất ngờ với cách thức tác chiến của SWAT. Nổ súng chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ khi họ không còn giải pháp nào khác. SWAT – họ được triệu tập để hạn chế số thương vong, cả về phía địch lẫn ta xuống tối thiểu, và mục tiêu cao nhất trong mỗi chiến dịch của họ là KHÔNG CÓ ĐỔ MÁU. Chiến thuật của họ không phải là cả vú lấp miệng em bằng súng ống, mà là đe dọa và tung hỏa mù.
 
kham-pha-swat-team-phan-2-chien-thuat-dot-kich-va-nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-swat
 
Việc triệu tập một SWAT team diễn ra khá nhanh chóng, thường chỉ dưới một giờ. Một thành viên cần lập tức chuẩn bị sẵn “đồ chơi” và di chuyển ngay về trụ sở để tập hợp, khi cảnh sát địa phương cầu cứu đến SWAT qua radio, hoặc khi họ nhận được lệnh trực tiếp từ chỉ huy của mình. Ngoại lệ chỉ dành cho những thành viên đang mắc kẹt trong một nhiệm vụ không thể hủy bỏ khác.
 
Trong thời gian này, cảnh sát địa phương sẽ làm mọi việc trong khả năng có thể để kiểm soát và nhận định khái quát tình hình tại hiện trường. Khi các thành viên SWAT tập hợp tại trụ sở, họ sẽ ngay lập tức được thông báo về mọi thông tin cần thiết. Các thông tin này sẽ được các chỉ huy lọc ra và xử lý. Bất cứ thông tin nào hữu dụng – từ địa hình hiện trường, các loại hàng nóng bên phía địch, số lượng và vị trí các con tin cho đến từng hành động của bọn khủng bố đều được tận dụng triệt để.
 

kham-pha-swat-team-phan-2-chien-thuat-dot-kich-va-nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-swat

 
Trong thời gian chờ đợi việc hoạch định chiến thuật, nhóm thương lượng sẽ vào cuộc và tìm cách cứu vãn tình hình. Thực chất, thương thảo chỉ là một phần phụ, nếu như không muốn nói đó chỉ là lớp áo cải trang cho công việc thực chất của họ - THU THẬP THÔNG TIN và KÉO DÀI THỜI GIAN. Các thành viên của nhóm thương lượng sẽ được gắn kèm thiết bị theo dõi, và mọi thông tin còn thiếu – quan trọng nhất là vị trí cụ thể của con tin và bọn bắt cóc sẽ được ghi lại. Thông thường, một nhóm thương lượng sẽ gồm 2 người, và họ đều phải là những bậc thầy trong kỹ năng đạo tặc.
 
Kinh nghiệm xương máu qua hàng chục năm lăn lộn đã khiến SWAT học được một điều quan trọng: Mỗi chiến dịch là một cuộc chạy đua với thời gian. Tội phạm không bao giờ chờ bạn – mỗi giây phút lãng phí đều có thể bị đánh đổi bởi một hoặc nhiều sinh mạng. Chính vì lí do này, bản kế hoạch sơ bộ phải được hoàn thành trước khi SWAT team đặt chân xuống hiện trường.
 

kham-pha-swat-team-phan-2-chien-thuat-dot-kich-va-nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-swat

Với đủ thời gian, một bản kế hoạch chi tiết sẽ được phác thảo ra. Nơi phân nhóm, địa điểm và thời gian đột nhập, thời điểm hành động của từng nhóm, các phương thức tấn công…, tất cả sẽ được hoạch định rõ ràng và quán triệt đến từng nhóm. Có thể đó là việc khoan một lỗ nhỏ lên bức tường và gắn vào đó một máy quay mini để tiếp tục theo dõi và thu thập thông tin bên trong, hoặc thu hút sự chú ý của đối tượng về phía khác để tạo điều kiện cho các nhóm còn lại hoạt động…. Với những nhiệm vụ có nguy cơ càng cao, bản kế hoạch sẽ càng cần chi tiết hơn.
 
Trên thực tế, SWAT team sẽ phải đối mặt với những tình huống không cho phép họ lên kế hoạch hành động. Một tay khủng bố quẫn trí đang kêu gào đòi hạ sát tất cả con tin hắn đang nắm giữ, một tên tâm thần có nguy cơ xả súng hàng loạt tại khu dân cư đông người – đó là những tình huống đòi hỏi cần có hành động tức khắc, những tình huống cho-phép-nổ-súng-ngay. Tiền lệ này được hình thành bắt đầu vào tháng 12 năm 2006, khi một tên thâm thần đột nhập vào Sở cảnh sát Chicago và bắt đầu xả súng hàng loạt. Ngay lập tức, hắn đã bị một thành viên của SWAT bắn hạ.
 
Đột kích
 
Đội hình tấn công của SWAT được sắp xếp thành hình chữ nhất – các thành viên nối đuôi nhau đột nhập hiện trường. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ thương vong xuống thấp nhất, mặc dù nó đem lại rủi ro không hề nhỏ cho người tiên phong. Anh (hoặc cô ta) sẽ là người lãnh trách nhiệm đột nhập vào căn phòng đóng kín cửa, và ngay lập tức vô hiệu hóa bất cứ đối tượng khả nghi nào. Đây thực sự phải là một người có thần kinh thép và có óc phán đoán cực kỳ nhanh nhậy. Đó là con tin hay bọn tội phạm? Đối tượng khả nghi liệu có trang bị vũ khí không? Là dao hay súng? Mỗi một quyết định sai lầm đều phải trả giá bằng một sinh mạng – của con tin hay của đồng đội, và thậm chí là của chính người tiên phong xấu số.
 

kham-pha-swat-team-phan-2-chien-thuat-dot-kich-va-nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-swat

Ngay khi đột nhập vào căn phòng, mỗi thành viên trong nhóm sẽ lập tức phong tỏa một vị trí nhất định nào đó. Đã được rèn luyện qua hàng năm trời luyện tập và chiến đấu thực tế, thao tác này đã trở thành phản xạ của họ. Vào vị trí, sẵn sàng phản ứng và đảm bảo dọn sạch mọi nguy cơ, có lẽ bạn đã quen với cảnh này trên nhiều bộ phim có sự góp mặt của SWAT.
 
Trong nhiều trường hợp, khi bên trong căn phòng là khoảng vài chục khẩu súng đang sẵn sàng bóp cò, bạn không thể cứ khệnh khạng đạp cửa xông vào và quát, “SWAT đây, vứt súng và đầu hàng đi”. Lựu đạn Flash bang sẽ tỏ ra rất có hiệu quả trong những tình huống như thế này. Một tiếng nổ chói lòa cộng với khói tỏa ào ạt sẽ đánh lạc hướng bọn tội phạm trong vài giây – và chừng đó là quá đủ để SWAT team đoạt vũ khí và cho bọn tội phạm nằm song song với mặt đất.
 

kham-pha-swat-team-phan-2-chien-thuat-dot-kich-va-nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-swat

Một chiến dịch trong mơ sẽ kết thúc với việc bọn tội phạm buộc phải đầu hàng, hoặc bị đánh lạc hướng đủ lâu để các thành viên SWAT vô hiệu hóa hoàn toàn chúng với chiếc còng số 8. Nhưng rất nhiều thứ không thể tính trước sẽ lái tình huống theo chiều hướng xấu đi rất nhiều. 90% các chiến dịch có sự tham gia của SWAT đều kết thúc với tiếng súng nổ. Tội phạm có dấu hiệu ngoan cố - nổ súng. Sơ hở trong việc đột nhập – nổ súng. Việc thương thảo thất bại hoặc bạn buộc bọn tội phạm phải chờ quá lâu – một phát súng kết liễu dành cho con tin. Đó chính xác là những gì SWAT cần tránh vấp phải.
 
Những sai lầm ngớ ngẩn của SWAT
 
Mặc dù nhận được nhiều sự đồng tình từ phía dư luận, nhưng cũng không ít nghi vấn được đặt ra dành cho phản ứng thái quá và sự can thiệp không đúng chỗ của SWAT. Những thông tin sai lầm sẽ dấn đến việc họ đột nhập không đúng nơi đúng lúc. Cái cách họ đạp cửa xông vào và đe dọa chủ căn hộ thường dẫn đến phản ứng chống trả. Hãy cùng điểm qua một vài tình huống khi SWAT tấn công nhầm và để lại những hậu quả tai hại.
 

kham-pha-swat-team-phan-2-chien-thuat-dot-kich-va-nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-swat

 
Tại trường trung học South Carolina, SWAT đã buộc hàng loạt các học sinh ở độ tuổi 14-15 phải quỳ hoặc nằm bò xuống đất, trong khi chó cảnh sát săn tìm thuốc phiện. Và chẳng có bịch thuốc nào được tìm thấy.
 
Tại Maryland, SWAT team đã đột nhập vào một căn nhà theo thông tin cho biết một cô bé đang sở hữu một lượng lớn cần sa trong đó. Mẹ có bé đã nhầm lẫn SWAT team với bọn tội phạm tìm cách rình mò vào nhà, và bà đã cầm súng để phòng vệ. Kết quả: bà mẹ tội nghiệp đã bị hạ gục sau 1 loạt đạn của SWAT.
 

kham-pha-swat-team-phan-2-chien-thuat-dot-kich-va-nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-swat

Tại Boston, một cụ ông 75 tuổi đã chết sau cơn đột quỵ, khi SWAT đột nhập nhầm nhà và còng tay ông chuẩn bị áp giải về đồn.
 
Tại Washington, một người đàn ông trung niên đã bị bắn hạ khi SWAT nhận được thông báo bắt giữ ông vì tội…cá cược.
 
Những vụ bê bối trên của SWAT chỉ là phần rất nhỏ trong số những tai nạn thương tâm do SWAT gây ra. Đây cũng là vấn đề làm điên đầu giới chức trách, khi họ phải đối mặt với hàng loạt những vụ kiện tụng và những khoản bồi thường thiệt hại khổng lồ. Vụ bắt giữ ở trường trung học South Carolina đã khiến sở cảnh sát địa phương phải chi ra gần 2 triệu đô la tiền bồi thường.
 
Kết
 
Có thể những gì ở 2 kỳ của bài viết này sẽ làm bạn có đôi chút thất vọng. Không hào nhoáng và lung linh như trên phim ảnh với những pha đấu súng ảo diệu đến khó tin, hay những pha rượt đuổi hết 1/3 chiều dài New York – đây là công việc thực sự cần đến cái đầu. Chính xác trong từng bước chiến thuật, phán đoán và xử lý tình huống nhanh gọn – mỗi một sai lầm sẽ phải trả giá bằng máu đổ. Đó cũng là lý do tại sao SWAT cần đến nguồn kinh phí khổng lồ cho việc trang bị và đào tạo. “Muốn có hòa bình, hãy luôn sẵn sàng cho chiến tranh” – câu nói này luôn đúng trong mọi thời điểm.
 
Tham khảo: Howstuffworks