Đoàn thám hiểm "thực tế ảo" sao Hỏa trở về sau 520 ngày "trên hành tinh khác"

Tuấn Việt  | 08/11/2011 05:00 PM

Một phi hành đoàn gồm 6 người trong sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa có tên Mars500 đã trở về Trái Đất an toàn sau hành trình kéo dài suốt 520 ngày.

Một phi hành đoàn gồm 6 người trong sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa có tên Mars500 đã trở về Trái Đất an toàn sau hành trình kéo dài suốt 520 ngày. Đây chỉ là một sứ mệnh ảo được thực hiện ngay tại Trái Đất. Tuy nhiên, 6 người này đều phải trải qua những điều kiện sống rất khắc nghiệt kéo dài liên tục suốt 520 ngày, nhằm chuẩn bị tinh thần và điều kiện để bay đến sao Hỏa trong tương lai.

 

Dự án Mars500 được triển khai tại một học viện ở Moscow với mục đích tìm hiểu khả năng của cơ thể và trí não con người thích nghi với một chuyến bay vũ trụ dài ngày. Sự liều lĩnh này đã kích thích trí tò mò của mọi người có đam mê với du hành vũ trụ. Trước đó, họ đã xây dựng trên mặt đất một chiếc phi thuyền gồm các ống thép, cho 6 người vào đó sinh hoạt và làm việc suốt thời gian 520 ngày. 6 người này bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

 

Thậm chí 3 người trong số 6 người đã thực hiện một cuộc đổ bộ giả lập lên sao Hỏa cùng với bộ đồ phi hành gia và đi trên một sân cát khép kín. Diego Urbina – một thành viên của phi hành đoàn thuộc Hiệp Hội Vũ Trụ Châu Âu (ESA) sau khi bước ra khỏi không gian giả lập của “tàu vũ trụ” Mars500 đã cho biết: “Tôi thực sự rất vui khi được gặp lại mọi người.”
 

 

“Trong nhiệm vụ Mars500, chúng tôi đã vượt qua chuyển bay dài nhất trong lịch sử du hành vũ trụ trên Trái Đất, điều này có nghĩa là một ngày nào đó con người có thể đón bình minh trên bề mặt một hành tinh nào đó xa Trái Đất”. Những thành viên còn lại của phi hành đoàn – Alexey Sitev, Alexandr Smoleevskiy và Sukhrob Kamolov đến từ Nga, Romain Charles đến từ Châu Âu và Wang Yue đến từ Trung Quốc, cười và vẫy tay để chào đón các thành viên từ gia đình họ khi mọi người đến thăm Học viện nghiên cứu các vấn đề Y sinh (IMBP) mừng ngày trở về.


Hiện nay các thành viên phi hành đoàn đang được cách li để thực hiện kiểm tra sức khỏe. Thuyền trưởng Alexey Sitev đã phát biểu tại một cuộc họp báo chính thức: “Phi hành đoàn quốc tế đã hoàn thành sứ mệnh kéo dài 520 ngày. Chương trình bay đã được thực thi đầy đủ. Tất cả các thành viên trong nhóm đều đang trong tình trạng sức khỏe tốt. Hiện giờ chúng tôi đã sẵn sàng đảm nhận các bài kiểm tra tiếp theo”.
 


Trong dự án Mars500, 6 thành viên của phi đoàn đã hạn chế tối đa giao tiếp với thế giới bên ngoài. Tất cả 6 người đều bị cô lập với thế giới bên ngoài và tàu không gian của họ cũng không có cửa sổ. Thông tin liên lạc giữa họ và bộ chỉ huy cũng được hạn chế tối đa và tất nhiên là có độ trễ trong việc gửi và nhận thông tin (25 phút), giống như khi kết nối liên lạc giữa sao Hỏa và Trái đất. 
 


Thời gian gửi và nhận một tin nhắn tới bộ chỉ huy có thể lên tới 25 phút. Điều này đồng nghĩa với việc phải tìm ra giải pháp để có thể sử dụng các phương tiện truyền thông ví dụ như Twitter, email và video blog. Du hành gia mang 2 dòng máu Ý-Colombia, Urbina đã tiết lộ những thứ anh mong chờ khi bước ra khỏi con tàu cho đài BBC thông qua Twitter: “Tôi muốn gặp gia đình mình, gọi điện cho tất cả những người bạn của mình, nói chuyện với bất kỳ ai, sau đó là được đến bãi biển”.

 

Đương nhiên vẫn có rất nhiều khía cạnh của nhiệm vụ không thể mô phỏng được tại cơ sở ở Moscow ví dụ như tình trạng không trọng lực và các mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các chất phóng xạ vũ trụ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã thể hiện sự mãn nguyện của mình với các dữ liệu thu thập được và mong chờ áp dụng các bài tập đã được học vào một môi trường thực tế hơn.
 


Trong suốt 17 tháng bị cách ly trong tàu không gian, các phi hành gia còn tham gia vào khá nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự cô lập đến vấn đề tâm lý và sinh lý con người. Nồng độ Hormone, trạng thái cảm xúc và mức độ căng thẳng của mỗi người được kiểm tra chặt chẽ khi còn trên tàu, kể cả khi họ đang ngủ. Ngoài ra họ còn đánh giá cả những lợi ích của từng khẩu phần ăn trong những hoàn cảnh tương tự.

 

Giáo sư Martin Zell từ Hiệp hội Du hành Vũ trụ Châu Âu, kiêm nhà tài trợ chính của dự án đã nói khi được đài BBC phỏng vấn: “Tôi ca ngợi mọi thành viên của phi hành đoàn vì sự dũng cảm và tinh thần hết mình của họ, họ là một đội tuyệt vời – họ thực sự sẽ hoàn thành nhiệm vụ như một đội chứ không phải sáu cá nhân riêng biệt”.

 

Một cuộc thảo luận thăm dò đã bắt đầu giữa các đối tác của Trạm Hàng Không Vũ Trụ Quốc Tế (ISS) về khả năng làm một số loại thử nghiệm cách ly tương tự diễn ra trên quỹ đạo. Ban đầu mọi người muốn kiểm nghiệm độ trễ trong quá trình liên lạc hoặc thậm chí để các thành viên trong đoàn ở trong những buồng riêng để họ thử trải qua những điều mà những người tham gia Mars500 đã từng phải trải qua. Có một điều chắc chắn là, các đối tác muốn ISS sẽ trở thành một trung tâm thử nghiệm của con người trong thập kỷ tới, biến nó thành một nơi dùng để thử nghiệm các phương pháp và công nghệ mới giúp con người tiến vào sâu bên trong Hệ Mặt Trời.

 
Cấu trúc tàu không gian Mars500

 
 
Phòng y tế (Medical Module): hình trụ dài 12 mét, đóng vai trò là phóng thí nghiệm cũng như nơi khám chữa bệnh cho người ốm.
 
Phòng ngủ (Habitable Module): Khu chính, dài 20 mét, có giường, bếp và khu vực trò chuyện. Đây cũng phòng điều khiển chính của tàu.
 
Hệ thống đổ bộ, hạ cánh (Simulator of the Mars landing ship): chỉ được dùng trong nhiệm vụ đổ bộ, diễn ra trong 30 ngày với 3 phi hành gia.
 
Module tiện ích (Utility Module): được chia thành 4 phòng nhỏ dùng để chứa thức ăn và các loại nhu yếu phẩm, có nhà kính, phòng tập thể dục và khu vực làm lạnh.
 
Khu vực giả lập bề mặt (Martian surface simulator and cosmonaut): cho phép các phi hành gia có thể đi bộ trên một vùng đất có đầy cát và đất đá, giống như trên sao Hỏa.
 
Tham khảo: BBC
Xem thêm:

khám phá