Chế tạo robot có gương mặt giống con người sẽ giúp nó thân thiện hơn?

MaxSpeed  - Theo Trí Thức Trẻ | 05/04/2016 05:25 PM

Sophia và Gemini là 2 mẫu robot được phát triển theo tiêu chí "giống con người nhất" với khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, cảm nhận và thậm chí là cùng nhau chung sống, làm việc và hình thành mối quan hệ với con người.

Sophia và Gemini là 2 mẫu robot được phát triển theo tiêu chí "giống con người nhất" với khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, cảm nhận và thậm chí là cùng nhau chung sống, làm việc và hình thành mối quan hệ với con người. Vậy hiện tại, người ta đã đạt được những thành tựu gì với 2 mẫu robot này và ước mơ robot - con người cùng chung sống bao giờ mới thành hiện thực? Ngày đó có thể đến sớm hơn so với suy nghĩ của bạn.

Robot Sophia của Hanson: Tôi sẽ hủy diệt loài người!

Được chính thức kích hoạt vào 19/4/2015, Sophia có ngoại hình lấy cảm hứng từ vợ của tiến sĩ cơ khí David Hanson, người lãnh đạo nhóm nghiên cứu tại hãng công nghệ robot Hanson. Da của Sophia được làm từ loại silicon độc quyền do nhóm phát triển, cho phép cô có thể diễn tả hơn 62 cử chỉ gương mặt khác nhau. Những chiếc camera bên trong "mắt" của Sophia, được vận dụng cùng với các thuật toán máy tính, cho phép cô có thể "nhìn", quan sát, theo dõi và giao tiếp bằng mắt với người khác.

Video phỏng vấn robot Sophia, (2:06) khi phóng viên hỏi "bạn có muốn hủy diệt con người không, làm ơn nói không" thì Sophia trả lời rằng: "Ok, tôi sẽ hủy diệt loài người."​

Đồng thời, nhóm phát triển còn kết hợp công nghệ nhận diện giọng nói vốn được Google trang bị cho Chrome với một số công cụ khác, cho phép Sophia có thể xử lý được đoạn hội thoại, chat và trở nên ngày càng thông minh hơn. Được biết Hanson đã làm việc cùng với IBM và Intel để khám phá cách tích hợp các công nghệ tiên tiến của 2 hãng này vào Sophia. Khi Hanson hỏi Sophia rằng "Hãy làm bạn với tôi", cô ấy đã trả lời "Đó là một lời đề nghị rất tâng bốc".

Hanson chia sẻ: "Thành công của chúng tôi là cô ấy sẽ có ý thức, sự sáng tạo và những khả năng giống như con người. Chúng tôi đang thiết kế những thế hệ robot này để phục vụ chăm sóc sức khỏe, trị liệu, giáo dục và các loại hình dịch vụ khách hàng." Hanson cho rằng sẽ có ngày bạn không thể phân biệt được đâu là người đâu là robot nữa. Robot sẽ đi bộ, sẽ chơi đùa, sẽ giảng dạy, giúp đỡ và tạo mối quan hệ thực sự với con người.

Ông cho biết thêm rằng: "Trí thông minh nhân tạo sẽ phát triển tới mức mà họ sẽ nhận thức được tình bạn với con người. Không phải là con người mất đi nhân tính, mà robot sẽ được nhân tính hóa lên, giảm khoảng cách giữa con người với máy móc và thay vào đó là tạo nên mối kết nối bền chặt giữa 2 bên." Được biết tiến sĩ Hanson dự định sẽ công bố giá và thời điểm bán ra chính thức của những con robot giống người tương tự như Sophia vào cuối năm nay.

Hanson tiết lộ rằng chìa khóa của việc tạo ra những con robot biết lo cho con người chính là cho họ một gương mặt giống người, giúp chúng có thể thu thập được dữ liệu từ người thật và ngược lại, chúng ta cũng có thể khám phá những ứng dụng của chúng. Theo ông: "Điều này có thể ngăn chặn kết nối giữa người - máy bị phá vỡ, đồng thời phòng ngừa mối nguy hiểm về sự tiến hóa quá mức vượt quá tầm kiểm soát của trí thông minh nhân tạo mà nhiều người đang lo sợ."

"Con người và máy không khác gì nhau. Con người chỉ độc lập và thông minh hơn."

Nếu như Hanson có Sophia với hình tượng của vợ ông thì Nhật Bản cũng đã phát triển nên mẫu robot Gemini (tiếng Latin, có nghĩa là song sinh) với thiết kế bên ngoài giống như người tạo ra nó là Hiroshi Ishiguro. Geminoid có một hộp sọ bằng nhựa, khung xương kim loại và da bằng silicon, điều khiển bằng máy tính bên ngoài. Ishiguro đã tạo nên Geminoid với nhiệm vụ là nghiên cứu về con người bởi ông tin rằng người không khác gì so với robot. Ông cho rằng: "Chúng ta chỉ độc lập và thông minh hơn."

Bạn có phân biệt giữa người và máy?​
Bạn có phân biệt giữa người và máy?​

Ishiguro cho biết rằng ông có nhiều ý tưởng phát triển robot nhằm phục vụ cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm tiếp tân khách sạn, hướng dẫn viên bảo tàng và thông dịch viên. Ông đã tiến hành nhiều thống kê và cho biết rằng 80% những người khách đều nói lời "xin chào" với những mẫu robot do ông tạo ra do nó quá giống người thật. Được biết Ishiguro đang tiến hành các thử nghiệm dùng robot để tương tác với các bệnh nhân mất trí và trẻ em tự kỷ. Trong các tình huống này, ông cho rằng những con robot trông có vẻ cơ khí sẽ thích hợp hơn.

Robot Sota phát triển bởi Ishiguro​
Robot Sota phát triển bởi Ishiguro​

Ishiguro cho biết rằng "Chúng không thể nói chuyện với con người, hoặc quá giống người. Nhưng khi những đứa trẻ tự kỷ lớn lên, chúng sẽ chấp nhận được nhiều loại robot giống người hơn." Tuy nhiên, khi nói về mức giá của Deminoid thì không phải ai cũng có thể tiếp cận được với 100.000 đô la mỗi con. Tuy nhiên, ông tiết lộ rằng nhiều nhà nghiên cứu đã đặt hàng ông. Mặt khác, ông cũng phát triển thêm mẫu robot CommU nhỏ hơn, dự kiến sẽ ra mắt trong vài năm tới nhằm tăng tính phổ cập tới nhiều người dùng hơn.

CommU và Sota - loại robot biết nói chuyện với nhau và với con người​

Những con robot biết nói chuyện của Ishiguro cũng sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói và trí thông minh nhân tạo để mô phỏng các cuộc trò chuyện. Khả năng này theo Ishiguro thì có thể làm việc tại nhiều hoàn cảnh khác nhau, như dạy kèm, hướng dẫn, tiếp tân,... Được biết Ishiguro đã làm ra một mẫu robot khác là Sota và bán ra thị trường với giá 500 đô la. Mẫu robot này có sẵn các chức năng điều khiển các thiết bị IoT, cho phép người dùng theo dõi và kiểm soát bất kỳ thiết bị nào có kết nối trong nhà.

Liệu trang bị gương mặt giống người cho robot có thật sự cần thiết?​
Liệu trang bị gương mặt giống người cho robot có thật sự cần thiết?​

Một số chuyên gia đánh giá rằng nhiệm vụ chính của robot tại Nhật Bản chính là chăm sóc người cao tuổi bởi đặc thù tình hình nơi đây. Tuy nhiên, khả năng và các ứng dụng của robot không chỉ giới hạn lại ở lĩnh vực đó nên không thể áp dụng cách thiết kế robot tại Nhật cho những nơi khác. Cũng có ý kiến cho rằng việc đưa những con robot giống con người vào môi trường vốn dĩ thiết kế dành cho con người, thì cần trang bị cho nó những bộ phận đặc thù để nó di chuyển và làm việc dễ dàng hơn.

Còn vấn đề về sự cần thiết của gương mặt thì vẫn chưa rõ ràng. Brian Gerkey, CEO của quỹ công nghệ robot mã nguồn mở sợ rằng việc cố tạo nên một gương mặt giống con người cho robot sẽ có tác dụng ngược, tăng sự sợ hãi và e dè của người dùng đối với những con robot này. Tuy nhiên, ông hy vọng rằng nỗi sợ này sẽ nhanh chóng tan đi khi mọi người ngày càng tương tác nhiều với robot. Ông tuyên bố: "Rất nhiều mối quan tâm được đặt ra về việc robot sẽ cướp việc làm hoặc phá hoại nền kinh tế hoặc giết chết con người, tôi nghĩ rằng các nỗi sợ này thật ra chỉ là thổi phồng."

Theo Tinhte.vn