Bí ẩn xung quanh hiện tượng người tự bốc cháy

PV  | 01/06/2012 07:30 PM

Tại sao một người đàn ông có thể tự cháy mà không cần những chất đốt phụ gia? Tại sao người đàn ông ấy lại tự bắt lửa được? Tại sao ngọn lửa chỉ thiêu cháy một khoảng nhỏ trong căn phòng?

Vào năm 1966, tại căn nhà riêng của mình tại Pennslyvania, một phần thi thể còn sót lại của người đàn ông 91 tuổi J.Irving Bentley được phát hiện bởi một nhân viên đi kiểm tra đồng hồ. Với lối sống khép kín của người phương Tây, không hiếm những trường hợp những người già chết trong nhà mà không có người hay biết.
 
Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở đây là phần cơ thể sót lại của ông Bentley chỉ còn là 1 bên ống chân và chiếc giầy ông đang đi. Phần còn lại của cơ thể đã bị cháy thành tro, một lỗ cháy trên sàn nhà là bằng chứng cho thấy hiện trường xảy ra sự việc. Mặc dù đủ thời gian và sức mạnh để thiêu cháy người đàn ông này nhưng ngọn lửa lại gần như không làm hư hại gì đến căn nhà. Tại hiện trường cũng không phát hiện chất gây cháy.
 
Hiện trường vụ John Irving Bentley tại Coudersport, Pennslyvania, Mỹ năm 1966.
 
Tại sao một người đàn ông có thể tự cháy mà không cần những chất đốt phụ gia? Tại sao người đàn ông ấy lại tự bắt lửa được? Tại sao ngọn lửa chỉ thiêu cháy một khoảng nhỏ trong căn phòng? Những câu hỏi khó trả lời ấy khiến cho vụ việc được nhiều người quan tâm.
 
John Irving Bentley không phải trường hợp duy nhất gặp phải hiện tượng kỳ lạ này. Trong khi ngọn lửa kỳ bí có thể đủ sức đốt cơ thể người ra tro nhưng lại không gây nguy hại đến không gian xung quanh, thậm chí trong một số trường hợp, quần áo của nạn nhân cũng không bị cháy hết.
 
Trong khi nhiều người cho rằng đây là hiện tượng có thật, nhiều nhà khoa học vẫn phản bác lại ý kiến này. Ngày nay, hiện tượng này được gọi là SHC – Spontaneous Human Conbustion ( Hiện tượng người tự bốc cháy).
 
1. Lịch sử
 
Trường hợp đầu tiên được ghi nhận gặp hiện tượng SHC là vào năm 1663. Một nhà giải phẫu người Đan Mạch tên là Thomas Bartholin đã miêu tả về cái chết của một người phụ nữ tại Paris với một đoạn ngắn gọn là: “biến thành tro và khói” khi bà ta đang ngủ. Tuy nhiên, chiếc đệm rơm mà bà ta đang nằm lại không bị cháy. Đến năm 1673, Jonas Dupont người Pháp đã viết một cuốn sách tổng hợp nhiều trường hợp con người tự bốc cháy với tựa đề "De Incendiis Corporis Humani Spontaneis".
 
Nhà giải phẫu Thormas Bartholin.
 
Những nhân viên điều tra thường ghi nhận mùi mồ hôi và khói nồng nặc tại hiện trường. Ở những trường hợp tự bốc cháy, cơ thể nạn nhân thường bị thiêu hủy gần như hoàn toàn. “Gần như hoàn toàn” ở đây là do thân mình và phần đầu của nạn nhân thướng cháy ra tro, nhưng chân, tay thì thường không hề hấn gì. Trong một số trường hợp, nội tạng của nạn nhân vẫn còn sót lại tại hiện trường, nhưng phần da thịt và khung xương lại hóa thành tro. Đặc biệt là ngọn lửa không hề tác động đến những phần còn lại của hiện trường.
 
Hiện trường vụ Helen Conway tại Upper Darby, Pennslyvania, Mỹ năm 1964.
 
Không phải trường hợp SHC nào nạn nhân cũng tử vong khi cháy. Đã có nhiều trường hợp nạn nhân bốc cháy nhưng không chết. Một số trường hợp khác thì cơ thể người chỉ bốc khói chứ chưa bắt lửa.
 
2. Giả thuyết
 
Để có thể cháy được, một vật cần đảm bảo có nhiệt đô cực cao và nguyên liệu duy trì sự cháy. Thông thường, con không thể tạo ra cả 2 điều kiện này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc người tự bốc cháy có thể phát sinh.
 
Vào những năm 1800, nhà văn nổi tiếng Charles Dickens trong tác phẩm “Bleak house” –“ Căn nhà hoang” của mình, ông cũng sử dụng hiện tượng SHC để giết chết gã nghiện rượu Krook. Trong trường hợp của Krook, lượng cồn chứa đầy trong cơ thể của kẻ nghiện rượu này là chất duy trì sự cháy.
 

 
Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguyên nhân của hiện tượng người tự cháy này. Một trong những giả thuyết được đặt ra là những loại rau quả khi chúng ta ăn vào, bị phân hủy trong ruột và sản sinh ra khí dễ bắt lửa methane. Lượng khí này bị kích lửa bởi enzime trong cơ thể người và gây cháy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nội tạng của nạn nhân không bị ảnh hưởng nên giả thuyết này tuy được nhiều người ủng hộ nhưng lại không phù hợp với hiện tượng xảy ra.
 
Một giả thuyết khác được đặt ra là tĩnh điện trong cơ thể chúng ta, được tích tụ do lực từ tính của Trái Đất đã gây nên những vụ cháy bất thường. Larry Arnold, người tự cho là chuyên gia về hiện tượng SHC, đã đưa ra giả thuyết này. Theo ông, hiện tượng này là do các hạt hạ nguyên tử có tên là pyroton tạo ra hàng loạt các vụ nổ nhỏ trong tế bào và tạo ra SHC. Tuy nhiên, giả thuyết này bị rất nhiều nhà khoa học phản bác.
 
Cuốn sách của Larry Arnold về hiện tượng người tự cháy.
 
Theo những nhà khoa học, hiện tượng SHC là hoàn toàn không có thật. Cơ thể của những nạn nhân bị bắt lửa bởi những nguồn từ bên ngoài như thuốc lá, sau đó chất béo trong cơ thể giúp duy trì sự cháy làm cơ thể biến thanh than. Do nguồn duy trì sự cháy là chất béo trong cơ thể người, ngọn lửa không trở nên quá lớn mà cháy âm ỉ trên cơ thể nạn nhân khiến cho những phần còn lại của ngôi nhà không bị ảnh hưởng. Những vết cháy đen trên nền nhà là kết quả của phần chất béo chảy xuống và cháy nốt ở đó. Phần chân, tay của cơ thể nạn nhân không bị cháy cũng giống như trong trường hợp đốt một que diêm, mặc dù phần cháy của diêm nóng nhưng chúng ta vẫn có thể cầm que mà không chịu tác dụng của nhiệt. Chỉ cần phần chất béo đang cháy không chảy xuống chân hoặc tay, phần cơ thể đó sẽ không bị bị thiêu hủy. Tuy nhiên, tại sao một người khi bị bắt lửa lại có thể bỏ qua đau đớn và tiếp tục ngủ cho đến khi cơ thể bị cháy hoàn toàn?
 
Cuộc tranh luận về nguyên nhân gây nên hiện tượng SHC hay sự tồn tại của hiện tượng SHC vẫn chưa ngã ngũ. Thậm chí có những người còn cho đây là những vụ giết người được che đậy một cách khéo léo.
 
3. Kết – Những câu chuyện về SHC
 
Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin đưa ra một vài thông tin về những vụ được coi là SHC nổi tiếng.
 

 
Năm 1938, một người phụ nữ 22 tuổi tên là Phyllis Newcombe đang chuẩn bị rời khỏi một buổi vũ hội. Tuy nhiên, khi đi xuống cầu thang, một nguyên nhân kỳ lạ đã khiến cho chiếc váy của cô bốc cháy, nạn nhân chạy ngược lại phòng vũ hội và được giúp đỡ nhưng cô vẫn tử vong tại bệnh viện sau đó. Nhiều người cho rằng Newcombe đã bị bắt lửa từ thuốc lá hoặc nến nhưng những nhà điều tra vẫn không thể tìm ra bằng chứng chỉ rõ nguyên nhân gây cháy.
 
Năm 1951, một góa phụ 67 tuổi tên Mary Reeser sống tại St. Peterburg, Florida, Mỹ đã chết cháy tại nhà riêng. Người hàng xóm của bà khi đi qua đã phát hiện ra cửa trước bị nóng nên đã cùng 2 người làm công phá cửa đi vào phòng. Khi vào trong, họ phát hiện ra một phần còn lại của chiếc ghế bị cháy và một bên chân của bà Reeser. Mặc dù những nhà điều tra đã coi thuốc lá là nguyên nhân gây cháy nhưng như đã nói ở trên, thật khó hiểu khi bà Reeser không kêu cứu hoặc có phản ứng lại với vụ cháy.
 
Hiện trường vụ Marry Reeser tại St. Peterburg, Florida, Mỹ năm 1951.
 
Năm 1982, người phụ nữ thiểu năng tên là Jean Lucille “Jeannie” Saffin khi ngồi cùng người cha 82 tuổi của bà ở căn nhà của họ tại Edmonton, phía Bắc London đã bất ngờ bốc cháy. Theo lời kể của cha nạn nhân, một tia chớp bất ngờ trong căn phòng khiến cho ông bị lóa mắt, khi ông quay lại nhìn thì Jean đã bị bốc cháy. Cùng với người con rể của mình, họ đã dập tắt được ngọn lửa trên người Jean Lucille nhưng bà ta vẫn không thể qua khỏi do bị bỏng cấp độ 3.
 
Tham khảo: Howstuffworks