- Theo Helino | 04/04/2018 04:11 PM
Đối với các đọc giả thế hệ 8x, 9x ở Việt Nam chúng ta, truyện tranh từ Hong Kong có lẽ đã gắn liền với tuổi thơ. Những bộ truyện như Chú Thoòng, Phong Vân hay Long Hổ Môn đã từng một thời làm bao đọc giả ở Việt Nam say mê, thậm chí còn mê luôn cả một số bộ phim được chuyển thể từ truyện như Người Trong Giang Hồ, Long Hổ Môn,...
Vì thế, khi đại lộ ngôi sao truyện tranh được khánh thành vào năm 2012, rất đông các đọc giả hâm mộ truyện tranh và văn hóa của Hong Kong muốn có một lần được ghé thăm và chiêm ngưỡng các nhân vật của bộ truyện yêu thích của mình. Chúng ta cũng cùng chiêm ngưỡng qua các nhân vật nổi tiếng của làng truyện tranh Hong Kong nào:
Chú Thoòng
Đối với thế hệ 8x, 9x, chú Thoòng được nhà xuất bản trẻ giới thiệu tới đọc giả Việt Nam vào những năm 90, câu chuyện nói về sự thay đổi của con người trung quốc cổ hũ với xã hội hiện đại biến chuyển từng ngày của Hong Kong.
Trần Hạo Nam
Với tuổi thơ của 8x, 9x có lẽ ai cũng biết bộ phim Người Trong Giang Hồ, đây là một bộ phim chuyển thể từ truyện tranh Người Trong Giang Hồ của tác giả Ngưu Lão, với nhân vật chính là Trần Hạo Nam. Bộ truyện miêu tả đặc sắc thế giới ngầm của HongKong vào những năm 1960, 1970 và góc nhìn khác nhau về cuộc sống trong xã hội ấy.
Ngoài còn một số nhân vật nổi bật khác như:
Hoa anh hùng
hay Vương Tiểu Hổ trong Long Hổ Môn
Những tác phẩm truyện tranh của Hong Kong luôn miêu tả một phần nào đó nét văn hóa của họ, từ suy nghĩ, tính cách hay đơn thuần là tái hiện lại những ngày tháng hoàng kim những năm 1970, 1980 hoặc thậm chí cả suy nghĩ cổ hủ cũng những người Trung Hoa di cư sang Hong Kong vào những năm 1950, 1960 tìm cách hòa nhập vào xã hội biến chuyển liên tục này. Chính vì như thế, người đọc có thể cảm nhân rõ nét bối cảnh của thời kì ấy, suy nghĩ của những người Hong Kong khi ấy hoặc thậm chí chỉ để ngắm những kiến trúc xưa của Hong Kong mà bây giờ đã không còn nữa.
Vào thời kì đỉnh cao của truyện tranh Hong Kong, 1 tập truyện có thể bán ra 200,000 bản mỗi tuần khi phát hành, thế nhưng khi công nghệ càng phát triển hơn, nhiều người đã đăng các bản lậu lên mạng, gây ảnh hưởng lớn tới nguồn thu của các họa sĩ. Chịu sự tấn công từ truyện tranh lậu, ngay cả bộ truyện tranh nổi tiếng nhất cũng không bán quá được 20,000 bản khi phát hành, đây là sự sụt giảm đáng kể, ảnh hưởng đến nhà phát hành và tác giả. Dần dà, càng ít người theo học và chịu theo ngành truyện tranh này, vì không ai chịu nổi khó khan và mức lương thấp của ngành này.
Khó khăn chồng chất khó khó khăn khiến cho ngành công nghiệp truyện tranh ở Hong Kong đi vào bế tắc, nhiều nhà xuất bản đóng cửa, số lượng in cũng chỉ vừa đủ bán, nhiều người nhận định rằng có lẽ đã tới hồi kết cho ngành truyện tranh. Có lẽ chỉ có sự đam mê của những họa sĩ là không đủ, mà cần có sự hỗ trợ, tâm huyết của đọc giả mới có thể cứu được ngành truyện tranh đang đi xuống này, cứu một phần văn hóa của người Hong Kong đang dần mât đi trong thời đại công nghệ hiện nay!